Bệnh Gút (Gout): Khái niệm, Nguyên nhân, Dấu hiệu và Sự nguy hiểm

Bệnh gút (Gout) là một trong những căn bệnh vô cùng tai ương với những cơn đau vô cùng khó chịu và gặp rất nhiều trở ngại trong việc ăn uống. Thế nhưng hiện nay, số lượng người mắc bệnh gout ngày càng tăng cao tại Việt Nam.
Bài viết sẽ cho chúng ta cái nhìn rõ ràng nhất về bệnh gút, các biểu hiện của nó và nguyên nhân gây bệnh là gì?

BỆNH GÚT (GOUT) LÀ GÌ VÀ CƠ CHẾ SINH RA BỆNH GOUT?

Bệnh gút (gout) hay còn gọi là bệnh thống phong trong đông y, là bệnh lý do rối loạn chuyển hóa chất trong cơ thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu quá cao dẫn đến hình thành các tinh thể muối urat và các tinh thể này lắng đọng liên kết với nhau tạo thành lớp muốn urat (sạn urat) tại các khớp xương. Khi lượng muối urat kết tinh dưới dạng tinh thể hình kim, nhọn và sắc gây tổn thương các tế bào trong cơ thể khiến người bệnh bị đau nhức, tại các khớp xuất hiện tình trang sưng, viêm.

Bệnh Gout là gì - Bệnh thống phong - dấu hiệu bệnh hút

Cơ chế sinh ra bệnh gout là do sự phân hủy thừa purin gây tích tụ quá nhiều acid uric trong máu. Acid uric vốn được hòa tan trong máu, thận bài tiết và đưa ra ngoài bằng đường nước tiểu, nhưng khi lượng purin được cung cấp quá nhiều làm sản sinh nhiều acid uric, thận không thể bài tiết hoàn toàn, lắng đọng lại trong máu và gây ra bệnh gout.
Purin chính là một loại hợp chất hóa học, gồm các nguyên tử cacbon và nitơ. Chúng được tìm thấy trong hạt nhân của bất kỳ tế bào thực vật hoặc động vật nào. Nói một cách dễ hiểu, nó có mặt trong hầu hết các loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta ăn hàng ngày. Trong đó những thực phậm có hàm lượng Purin cao như: Tôm, cua, các loại hải sản, thịt cừu, thịt bò, nội tạng động vật, bia…Đây là lý do người mắc gout sẽ bị sưng đau ngay khi ăn các thực phẩm này.

Nguyên nhân bệnh Gút - Bệnh gout là gì

(Cơ chế sinh ra bệnh gout bắt đầu từ thực phẩm giàu purin)

NGUYÊN NHÂN GÂY RA BỆNH GOUT (GÚT)

Bệnh gout có phải do di truyền?

Bệnh gout có phải là do ăn uống quá nhiều các chất chứa Purin nên người ta hay gọi là “bệnh của nhà giàu” ?

Hay bệnh gout là do sử dụng quá nhiều ruọu bia hoặc chất lên men?

Thông thường, khi chúng ta ăn uống thì các loại thực phậm, đồ uống đều có chưa purin (chỉ khác nhau là nhiều hay ít). Purin sản sinh ra axit uric. Nếu bình thường thì axit uric hòa tan trong máu và được bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể trong nước tiểu. Nhưng khi Axit uric không được bài tiết hết mà chúng lại tích tụ lại ngày càng nhiều và tạo ra muốn urat tại các khớp. Lúc đó chúng ta bị bệnh gout.
(*) Như vậy, nguyên nhân cốt lõi của bệnh gout chính là sự bài tiết không hết Axit uric. Vậy tại sao axit uric lại không được bài tiết hết?

Bệnh Gout là gì - Bệnh Gút kiêng ăn gì

(Ăn nhiều các thực phẩm giàu purin…


Bệnh gút là gì - Nguyên nhân bệnh gout - Nên kiêng ăn gì

(Gan thật không đào thải hết axit uric sinh ra từ purin và kết tủa tại các khớp – Bệnh gout)

Các nguyên nhân sau khiên axit uric không được bài tiết hết (Nguyên nhân nguyên phát)

(1) Gia tăng lượng axit uric quá nhiều mà gan và thận bài tiết không kịp.
(2) Thận hoặc gan không bài tiết Axit uric như thông thường chúng vẫn làm.
(3) Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin trong thời gian dài liên tục.
(4) Tăng axit uric huyết do vấn đề lên quan đến cơ địa bẩm sinh hoặc phát sinh.

Và các nha khoa học đã đúc kết ra một số yếu tố có thể dẫn đến 4 nguyên nhân tăng axit uric (Nguyên nhân thứ phát)

Yếu tố giới tính: Bệnh gút thường gặp ở nam, ở Việt Nam người mắc bệnh gút có 99% là nam giới.
Yếu tố độ tuổi: Gút thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 ở nam giới, ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.
Yếu tố gia đình: Yếu tố này do gen nhưng cũng có thể do những người trong gia đình có cùng 1 chế độ, thói quen sinh hoạt, ăn uống.
Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.
Ảnh hưởng của một số loại thuốc làm giảm thải acid uric qua thận, rối loạn chuyển hóa acid uric: Thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, thuốc chống Lao như pyrazynamid…
Các bệnh khác cũng làm tăng nguy cơ bệnh gout: Bệnh tiểu đường, bệnh thận, cao huyết áp, Nhiễm độc chì, Xơ cứng động mạch (chứng xơ vữa động mạch), các tình trạng sức khỏe gây nên sự thay đổi tế bào nhanh chóng, như là bệnh vảy nến, đau tủy, tan huyết, hoặc các loại u bướu, bệnh tim, bệnh hoặc nhiễm trùng cấp tính, chấn thương khớp, sụt cân quá nhanh, có thể xảy ra ở những bệnh nhân nhập viện mà có sự thay đổi về chế độ ăn uống hoặc thuốc men, phẫu thuật.
Bệnh gút cũng có liên hệ với bệnh béo phì. Người béo phì có nguy cơ mắc gút cao hơn bình thường 5 lần.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH GOUT

Biểu hiện của bệnh Gút - Bệnh goutl là gì - Triệu chứng Gút

1. Các cơn đau khớp chính là dấu hiệu bệnh gút đầu tiên

Những cơn đau nhức thường kéo đến một cách đột ngột khiến người bệnh đau đớn khó chịu vô cùng. Đặc biệt những cơn đau khớp này còn xuất hiện vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như giờ giấc sinh hoạt của họ. Cơn đau xuất hiện chủ yếu ở vị trí một khớp nhất định, đau dữ dội kéo dài trong nhiều giờ và sẽ giảm dần

Triệu chứng bệnh Gout - Biểu hiện Gút - Bệnh gout gây đau khớp

Sau cơn đau đầu tiên này, có thể người bệnh sẽ không còn bị đau nữa vì thế sinh ra tâm lý chủ quan không đi khám. Bệnh gút thường có thời gian ủ bệnh lâu rồi đột ngột phát bệnh khiến người bệnh rơi vào tình trạng bị động. Vì vậy khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu bệnh gút hãy chủ động khắc phục nó.

2. Các khớp sưng, nóng, đỏ là dấu hiệu thứ 2 của bệnh gút

Song song với sự xuất hiện của các cơn đau khớp là việc các khớp sung, nóng và đỏ lên tại vị trí các đầu khớp biểu. Cũng như các cơn đau, hiện tượng này xuất hiện khá đột ngột, sau một đêm ngủ dậy người bệnh mới phát hiện các mô khớp bị viêm, xung quanh bị sưng đỏ và cảm thấy nóng rát.
Hậu quả của cơn đau này để lại cho người bệnh là vùng da tại khớp trở nên khô ráp, có màu tím đỏ, bong tróc gây đau đớn và ngứa ngáy khó chịu vô cùng

3. Xuất hiện 2 dầu hiện trên ngay khi ăn các thực phầm giàu purin

Khi bạn ăn các thực phẩm: hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia…là các thực phẩm giàu purin thì sau vài giờ đồng hồ bạn bắt đầu đau các khớp, các khớp sung lên, ủng đỏ. Lúc này chắc chắn là bạn đã bị gout

4. Khi thấy tại các khớp xuất hiện hạt sần lên thì đó chính là biểu hiện của bệnh gút đã nặng

Đau một thời gian mắc bệnh gút, người bệnh sẽ thấy có những dấu hiệu mới xuất hiện. Điển hình nhất ở giai đoạn này là trên các khớp hoặc xung quanh khớp có các cục cục u nổi lên, người ta gọi đây là hạt tophi. Có một lưa ý nữa là thời gian này dấu hiệu bệnh gút không chỉ dừng lại ở đó, nó còn tiếp tục xuất hiện thêm như các khớp viêm đối xứng nhau, cộng với tình trạng hạt tophi mọc ở khắp các khớp ngón tay, cổ tay, bàn tay, khuỷu tay, ngón chân, bàn chân, đầu gối…

5. Những dấu hiệu bệnh gút khác

Bên cạnh những dấu hiệu phổ biến trên người bệnh hoàn toàn có thể gặp phải những dấu hiệu bệnh gút khác như rơi vào tình trạng lo lắng mệt mỏi, người lạnh, khát nước, táo bón hay bị sốt nhẹ…
Nếu xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào hãy tới các cơ sở y tế để khám ngay, vì bệnh để lâu ngày có thể dẫn đến biến dạng khớp, cứng khớp ảnh hưởng lớn đến việc sinh hoạt của chúng ta.Thậm chí nguy hiểm hơn bệnh gút biến chứng có thể dẫn đến cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…

TÁC HẠI NGẮN HẠN VÀ DÀI HẠN CỦA BỆNH GOUT LÀ GÌ

1. Đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:

Do các khớp xương bị đau nhức nghiêm trọng khi bị cơn gout cấp tính, và tình trạng khớp bị sưng viêm, khó co duỗi khiến bệnh nhân gặp hạn chế trong vận động, từ đó các sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng lớn.

2. Suy nhược cơ thể:

Những cơn đau buốt như kim châm ở các khớp xương nhỏ khiến bệnh nhân mất ngủ, lo lắng, mệt mỏi, căng thẳng đầu óc… Dần dần sẽ gây suy nhược cơ thể và stress khiến sức khỏe toàn thân bị giảm sút nghiêm trọng.

3. Bệnh Gout làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận:

Axit uric không chỉ kết tủa tại các khớp xương mà còn lắng đọng bên trong thận, hình thành sỏi urat ở cầu thận hoặc khe thận, điều này khiến thận làm việc kém hiệu quả, dễ gây nhiễm độc toàn thân, đau khi tiểu tiện, đau lưng,…

4. Dẫn đến tàn phế:

Các tinh thể natri urat đọng ở khớp xương hình thành nên các hạt tophi (hạt sần dưới da), phá hủy cấu trúc tự nhiên của khớp, làm khớp biến dạng, da bị loét hoại tử, bệnh nhân càng vận động càng đau nhức không chịu nổi, dần trở nên tàn phế.

5. Bệnh Gút cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ:

Người mắc bệnh gout thường kèm theo những bệnh lý như cao huyết áp, tiểu đường, cao mỡ máu,… nên rất dễ bị đột quỵ nếu không được phát hiện và điều trị bệnh gout kịp thời.

6. Gout gây nhiễm khuẩn huyết:

Các vết loét trên cơ thể người bệnh gout có thể trở thành “cửa ngõ” cho các vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể, gây nhiễm khuẩn huyết, ảnh hưởng đến tính mạng bệnh nhân.

Dấu hiệu bệnh gút - Bệnh gout gây nhiễm khuẩn huyết

(Bệnh gout có thể phá hủy dẫn cấu trúc xương khớp)


Hiện tượng bệnh gút - Bệnh gout mãn tính gây sỏi thận

(Hình thành các tophi – cạn muối urat tại thận gây các bệnh về thận như sỏi thận)

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *