Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị bệnh gout (gút) hoặc ít nhất là khống chế nó một cách hữu hiệu. Chế độ ăn uống là cách phòng ngừa và chữa trị bệnh gout từ gốc bệnh. Vậy:
Bệnh gout nên ăn gì và không nên ăn (kiêng ăn) gì?
Quan điểm của chúng tôi khi thực hiện bài viết này đó là: “Trị bệnh phải trị từ gốc”. Và với bệnh gout, gốc bệnh nằm ở sự gia tăng nồng độ Acid uric trong máu. Vì vậy, cần biết được vì sao lại có sự gia tăng acid uric trong máu. Từ đó mới lựa chọn những loại thực phẩm giúp đạt 2 mục tiêu: Hạn chế sản sinh acid uric, tăng đào thải acid uric trông ngắn hạn cũng như lâu dài”
CHẾ ĐỘ DINH DƯỞNG QUAN TRỌNG NHƯ THẾ NÀO VỚI NGƯỜI BỆNH GOUT?
Bệnh gout (gút) là do các tinh thể acid uric kết tủa tạo thành các khối muối urat tại các khớp từ đó gây viêm, sung khớp.
Acid uric từ đâu mà có và quá trình có thể đào thải acid uric như thế nào?
Acid uric được sinh ra từ purin. Purin là chất có trọng hầu hết mọi loại động thực vật với hàm lượng ít nhiều khác nhau. Những thực phậm giàu purin nhất phải kể đến: hải sản nước mặn, thịt đỏ, nội tạng động vật, bia – rượu, nước giải khát có gas…
Và với người không bị bệnh gout thì Acid uric hòa tan trong máu và được thận, gạn, hệ tiết niệu đào thải ra ngoài qua phân và nước tiểu.
Với người bị bệnh gout, acid uric không được đào thải hết mà thay vào đó là kết tủa tại các đầu khớp.
Vậy! Tại sao người bệnh gout lại không đào thải hết acid urid?
Có 3 lý do khiến acid uric không được đào thải hết ở người bệnh gút:
– Một là do hấp thụ quá nhiều purin từ đó vượt quá ngưỡng đào thảo của Gan, thận và tiết niệu
– Hai là do sự gia tăng tổng hợp purin nội sinh (Do có địa người này tự tổng hợp quá nhiều purin).
– Do Gan, thận và tiết niệu mà chủ yếu là gan và thận suy giảm chức năng đào thải acid uric dẫn đến làm tăng hàm lượng acid uric máu.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể tổng hợp lại 2 nguyên nhân nguyên sinh của bệnh gout:
(1) Ăn hoặc uống quá nhiều thực phẩm giàu purin
(2) Cơ thể bị kích thích tổng hợp purin
(3) Suy giảm chức năng bài tiết acid uric của gan, thận, tiết niệu
Như vậy, cách để kiểm soát bệnh gút tốt nhất chính là:
– Hạn chế thực phẩm giàu purin
– Hạn chêc các thực phẩm kích thích sản sinh purin nội sinh.
– Tăng cường thực phẩm tốt cho gan và thận
KẾT LUẬN: Chế độ sinh dưỡng là yếu tố quyết định lớn đến việc kiểm soát bệnh gout (gut), đó là cách kiểm soát nó từ gốc bệnh.
NGƯỜI BỆNH GOUT (GÚT) KHÔNG NÊN ĂN GÌ?
Từ những phân tích trên thì để ngăn bệnh gut phát bệnh hoặc phòng ngừa bệnh gut cần kiêng ăn các loại thực phẩm giàu purin hoặc thực phẩm có thể kích thích tổng hợp purin nội sinh.
a. Những thực phẩm giàu purin mà người bệnh gut cần kiêng ăn bao gồm:
– Đứng đầu danh sách các loại thực phẩm cần kiêng ăn là hải sản: cá biển, tôm, cua, sò, ốc…đây là những thực phẩm rất giàu gốc purin. Nhưng không kiêng ăn các loại cá nước ngọt.
– Phủ tạng, nội tạng động vật : tim, gan, lòng, thận, phổi …
– Các loại trứng gia cầm đang ở thời kỳ phôi (đang trong quá trình ấp trừng): vịt lộn, cút lộn …
– Đặc biệt, không sử dụng các loại đồ uống có cồn: kiêng hoàn toàn rượu, bia. Những đồ uống này rất giàu purin.
– Không nên uống nước ngọt có gas.
b. Kiêng ăn các loại thực phẩm kích thích tổng hợp purin nội sinh:
– Những thực phẩm tăng trưởng nhanh: Măng tre, nấm, giá đỗ…
– Các loại đậu đỗ: đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ …
– Các chế phẩm từ đậu nành như : sữa đầu nành, tào phớ, đậu …
c. Không nên ăn nhiều các loại thực phẩm không tốt cho gạn, thận
Lưu ý: Đây là những loại thực phẩm mà chúng ta có thể ăn nhưng không ăn quá nhiều, chứ không phải là không được phép ăn. Những loại thực phẩm này đều không giàu purin nhưng nếu dùng lâu dài thì không tốt choh khả năng đào thải acid uric của gan và thận.
– Thịt đỏ không tốt cho gan đặc biệt người có bệnh gan
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn nên tránh ăn nhiều thịt đỏ, đặc biệt là khi đã được chẩn đoán bị bệnh gan. Một số loại thịt trắng như thịt gà và cá sẽ là sự lựa chọn tốt để bạn có thể nhận được protein mà vẫn không gây hại chức năng gan.
– Không ăn quá mặn vì hàm lượng muối cao không tốt cho gan
Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn nhiều muối cũng có thể dẫn đến bệnh. Ăn uống quá nhiều muối góp phần làm tổn thương gan ở người lớn và phát triển phôi. Ngoài ra, quá nhiều muối có thể dẫn đến sự thay đổi trong các tế bào gan liên quan đến xơ hóa. Vì vậy, cần giảm lượng muối trong bữa ăn của bạn.
– Hạn chế thức ăn nhanh
Thực phẩm nhanh chắc chắn là một trong những loại thực phẩm không tốt cho gan. Nên hạn chế các loại thực phẩm chiên do hàm lượng chất béo và đường trong chúng. Theo thời gian, thức ăn nhanh có thể dẫn đến viêm, do đó có thể gây xơ gan. Vì vậy, nên giảm số lượng đồ ăn vặt của bạn mỗi ngày.
– Hạn chế chất béo, đồ chiền
Lượng chất béo dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ không cồn là thuật ngữ của một loạt các tình trạng gây ra bởi sự tích tụ chất béo trong gan. Nó thường thấy ở những người béo phì hoặc thừa cân, theo boldsky.
– Tôm:
Là thực phẩm rất giàu chất đạm, có tác dụng bổ thân tráng dương và rất giàu chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.
– Đồ uống giải khát
Mức độ pH bình thường của cơ thể con người là 7,2. Tuy nhiên, nhiều loại đồ uống có độ acid tương đối cao, uống trong thời gian dài sẽ phá vỡ nồng độ pH cân bằng trong cơ thể.
– Trà đặc
Caffein trong trà có tác dụng làm hưng phấn trung khu thần kinh, mang lại cho cảm giác tỉnh táo, minh mẫn cho người uống. Tuy nhiên, trà cũng chứa hàm lượng flo cao. Trong khi đó, thận lại là cơ quan giữ vai trò chủ đạo trong việc bài tiết.
Bởi vậy, uống quá nhiều trà đặc sẽ khiến lượng flo vượt quá khá năng bài tiết của thận và lắng đọng trong cơ thể, dễ gây nhiều nguy hại đối với thận nói riêng và cơ thể nói chung.
– Thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh đều làm giảm khả năng thải độc của cả gan và thận.
BỆNH GOUT NÊN ĂN GÌ?
a. Ăn/uống những thực phẩm kích thích đào thải acid uric
– Đầu tiên, uống nhiều nước rất tốt cho người bệnh gut. Mỗi ngày uống khoảng 2.5 – 3.5 lít nước là vô cùng có lợi cho người bệnh gout. Nước giúp tăng quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể
– Ăn nhiều rau củ, những thực phẩm giàu chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm sự hấp thụ purin, từ đó, giảm hàm lượng acid uric trong máu:
Rau cần, súp lơ, Dưa chuột (Dưa leo), Cải xanh, cà pháo, cà bát, cà tím, cải bắp, củ cải, khoai tây, bí đỏ, bí xanh, dưa hấu, đậu đỏ, lê, táo, nho…là những loại giúp đào thải acid uric trong máu hoặc làm hạn chế tổng hợp purin nội sinh. Đây là những thực phẩm cực tốt cho người bệnh gút
– Trái Việt quất, dứa (trái thơm) là 2 trong những thực phẩm hạn chế sản sinh acid uric mạnh mẽ mà người bệnh gout nên ăn.
– Sữa bò là loại thức uống rất giàu đạm nhưng lại chứa ít nhân purin
b. Ăn uống các loại thực phẩm giàu đạm nhưng hàm lượng nhân puriin ở mức thấp hoặc trung bình:
Ngoài các loại thực phẩm giầu purin không nên ăn thì người bị gút có thể ăn các loại còn lại: thịt trắng, các loại các nước ngọt (trừ lươn), ăn 3 -4 quả trứng/tuần hoàn toàn không có hại cho người bệnh gout.
(3-4 quả trứng/tuần không gây hại cho người bị gút như mọi người lầm tưởng)
c. Ăn các loại thực phẩm chống viêm
Các loại thực phẩm giàu vitamin C đều tốt cho việc chống viêm và sung khớp đối với người bệnh gout: dâu tây, cam, nước chanh, xoài, cà chua, ổi, kiwi, sơ ri…
d. Ăn các loại thực phẩm tốt cho Gan và Thận:
Ớt chuông đỏ, bắp cải Súp lơ, hành tây, táo, quả việt quất, quả mâm xôi, dâu tây, anh đào, nho đỏ, lòng trắng trứng, dầu Ô liu
Atiso là một trong những thức uống rất tốt cho người bệnh gout do khả năng làm mát gan, tăng cường thải độc gan cực tốt.
Trà lá vối cũng được xem như thần dược với người bị các bệnh về gan, đồng thời tăng cường chức năng thải độc gan rất mãnh mẽ.