“Bệnh tiểu đường có lây hay không? Tại sao nhà tôi có mẹ bị tiểu đường type 2 và sau đó một thời gian tôi cũng phát hiện bị tiểu đường type 2, có phải tối bị lây từ mẹ mình hay không?”
Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ gia tăng chóng mặt bệnh tiểu đường và cũng nhiều gia đình có từ 2 người bệnh tiểu đường trở lên? Có phải do bệnh tiểu đường lây hay không?
Bài viết sau sẽ trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường có lây hay không? Và lý giải lý do vì sao có nhiều trường hợp một nhà có từ 2 người bị bệnh tiểu đường. Đồng thời sẽ đưa ra lời khuyên hửu ích của bác sĩ cho người mắc bệnh tiểu đường cũng như người thân.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ LÂY HAY KHÔNG?
Để trả lời cho câu hỏi “tiểu đường có lây hay không?” chúng ta cần đi từ cơ chế phát sinh bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh được gây ra do sự rối loạn chuyển hóa đường glucose trong máu làm răng lượng đường glucose trong máu.
Ở người bình thường thì khi chúng ta ăn, có thể sẽ biến đổi một phần lớn thức ăn thành đường glucose, và đường glucose được hòa tan vào máu để đưa đến mọi tế bào. Đồng thời tuyến tụy sản sinh ra insulin cũng được hòa tan trong máu. Insulin giúp tế bào hấp thụ đường glucose.
Nhưng ở người bị tiểu đường thì hoặc tuyến tụy sản xuất không đủ insilin hoặc insulin không hoạt động tốt dẫn đến đường glucose không được tế bào hấp thụ mà cứ giữ lại trong máu làm tăng chỉ số đường huyết.

(Bệnh tiểu đường hoàn toàn không liên quan đến yếu tố vius nên không lây)
Như vậy, tiểu đường là do vấn đề nội sinh gây ra, chứ hoàn toàn không liên quan đến vấn đề virus hay vi khuẩn. Do đó chúng ta khẳng định chắc chắn: BỆNH TIỂU ĐƯỜNG LÀ HOÀN TOÀN KHÔNG LÂY.
VẬY, TẠI SAO NHIỀU NHÀ CÓ HƠN 2 NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ?
Thực tế hoàn toàn đúng như vậy, nhiều gia đình sau khi có một người bị tiểu đường thì sau đó dễ phát hiện thêm thành viên bị tiểu đường. Mặc dù, bệnh tiểu đường là không lây, vậy tại sao lại có hiện tượng này?
Có 2 lý do cho hiện tượng này:
Một là: tiểu đường là bệnh có yếu tố di truyền
Do bệnh này có nguyên nhân từ vấn đề di truyền nên nếu như một người bị tiểu đường thì những người có cùng huyết thống với người này cũng có nguy cơ bị tiểu đường cao. Ví dụ: nếu cha hoặc mẹ bị tiểu đường thì các con cũng có nguy cơ cao bệnh tiểu đường nhưng những người không cùng huyết thống thì hoàn toàn không có nguy cơ cao vì bệnh không lây.
Hai là: bệnh tiểu đường là bệnh có nguyên nhân từ các bệnh khác do virus
Một số bệnh do virus như: sởi, quai bị…có thể gây tổn thương tụy và làm giảm khả năng sản xuất insulin, từ đó mang đến bệnh tiểu đường. Và chúng ta biết bệnh do virus: sởi, quai bị ..là có yếu tố lây nhiễm. Chính vì vậy, mới có sự gia tăng nguy cơ bệnh tiểu đường giữa các thành viên trong nhà, mặc dù bệnh tiểu đường không lây.
KẾT LUẬN: Bệnh tiểu đường là hoàn toàn không lây nên chúng ta không cần lo lắng nếu như trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường. Nhưng nó là một bệnh có yếu tố di truyền, những người có cùng huyết thống sẽ có cùng nguy cơ mắc tiểu đường. Vì vậy, nếu trong một gia đình có người bị bệnh tiểu đường thì những người có cùng huyết thống với người bệnh: cha, mẹ, anh, em, con, cháu…nên đề cao cảnh giác với bệnh.
CẦN LÀM GÌ KHI CÓ NGƯỜI NHÀ BỊ TIỂU ĐƯỜNG?
Thứ nhất, bạn hoàn toàn không lo lắng về việc lây bệnh tiểu đường vì chắc chắn nó không lây. Đây là việc làm hết sức cần thiết để người bệnh lạc quan hơn. Đồng thời giúp người bệnh tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống của bác sĩ đưa ra.
Là người thân của người bệnh tiểu đường bạn luôn ghi nhớ: “Việc điều trị bệnh tiểu đường thành công phụ thuộc rất nhiều vào người thân!”
Thứ hai, cần đề cao cảnh giác với bệnh vì những người cùng huyết thống sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường khá cao. Một số biện pháp cần thực hiện:
Duy trì chế độ ăn uống hợp lý:
• Ăn ít mỡ, đặc biệt là các loại mỡ có nguồn gốc động vật, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate.
• Hạn chế ăn mặn.
• Hạn chế các loại bia, rượu. Nên chỉ uống với số lượng ít, vừa phải. Nếu nghiện rượu năng hãy cai một cách dần dần, từ từ, lưu ý không được dừng một cách đột ngột.
• Nói không với thuốc lá.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao: Duy trì chế độ tập thể dục thể thao đều đặn: phải tập ít nhất 20 – 40 phút/ ngày và ít nhất 3 – 4 lần/ tuần tùy theo thể trạng.
Kiểm tra đường máu thường xuyên và duy trì đường máu trong giới hạn được khuyến cáo.
Kiểm tra huyết áp và mỡ máu định kỳ, nếu có những biểu hiện bất thường và biểu hiện ra bệnh thì cần đến bác sỹ để có được lời khuyên điều trị một cách khoa học nhất.
Thường xuyên kiểm kiểm tra bàn chân, nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào bất thường (phù chân, chân lở loét mà lại lâu lành thương) cần đến ngay cơ sở y tế để có được sự tư vấn kịp thời.
Đi khám mắt định kỳ. Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên.
LỜI KHUYÊN CỦA BÁC SĨ:
Nếu bạn là người mắc bệnh tiểu đường hay là có người thân mắc bệnh tiểu đường dù là type 1, type 2 hoặc type 3 (tiểu đường thai kỳ) bạn hoàn toàn yên tâm vì “bệnh tiểu đường là không lây”, nó hoàn toàn không liên quan đến yếu tố virus lây bệnh. Hãy giữ tinh thần lạc quan nhất.
Người thân là chổ dựa tinh thần tốt nhất, là yếu tố quan trọng giúp người bệnh đối phó với bệnh tiểu đường: động viên, giữ chế độ ăn uống hợp lý, đôn đốc tập luyện thể dục…Chắc chắn sẽ không chế bệnh tiểu đường một cách hiệu quả cao