Hiểu đúng về bệnh tiểu đường

Hiện nay, tiểu đường đang là một trong những căn bệnh phổ biến toàn cầu, tại Việt Nam trong các năm gần đây, lượng người mắc bệnh tiểu đường tăng với tốc độ chóng mặt. Điều trị bệnh tiểu đường thì vai trò của bệnh nhân mới quan trọng nhất, không phải ở bác sĩ. Vì vậy, chúng ta – người bệnh tiểu đường cần hiểu rõ bản chất bệnh tiểu đường.

– Vậy thực chất bệnh tiểu đường là gì?
– Nguyên nhân của bệnh tiểu đường?
– Có phải ăn đồ ngọt sinh ra bệnh tiểu đường?
– Dấu hiệu nhận biết (triệu chứng) của bệnh tiểu đường?

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG THỰC CHẤT LÀ GÌ?

Để hiểu một cách rõ ràng nhất về bệnh tiểu đường chúng ta cần hiểu các vấn đề sau:

Glucose và vai trò của glucose với cơ thể

Glucose được hiểu là một loại đường và đó là nguồn năng lượng chính của mọi cơ thể động vật sống. Glucose được hòa tan trong máu, theo đường máu và đi đến từng tế bào, các tế bào sử dụng glucose để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Nói cách khác, cơ thể con người và động vật không thể sống nếu không có glucose. Sự thiếu hụt (tụt giảm) lượng glucose sẽ mang đến sự thiếu hụt năng lượng cho mọi sự vận động của các bộ phận trong cơ thể.

Insulin và vai trò của nó với cơ thể:

Insulin là một dạng protein và là một dạng hormone quan trọng được sản xuất tuyến tụy. Vai trò của Insulin đưa ra tín hiệu để tế bào hấp thụ glucose đã được hòa tan trong máu. Từ đó tế bào đốt cháy glucose để tạo ra năng lượng cho cơ thể.
Khi tế bào nhận đủ glucose mà trong máu vẫn còn glucose thì insulin làm nhiệm vụ điều khiển để glucose trong máu chuyển về gan và lưu trữ tại gan. Khi nào lượng glucose trong máu giảm xuống thì lượng glucose trong gan mới được chuyển ngược trở lại vào máu.
Nói một cách dễ hiểu: Insulin giống như cơ quan điều khiển hoạt động phân bổ glucose trong cơ thể, từ đó cân bằng lượng glucose trong máu.

Bệnh tiểu đường là gì - Nguyên nhân bệnh tiểu đường

Chỉ số đường huyết

Là chỉ số đánh giá nồng độ đường glucose trong máu. Và với một có thể bình thường thì chỉ số đường huyết như sau:
Trước khi ăn: chỉ số đường huyết <6.0mmol/L – tương đương 108mg/dl máu
Sau khi ăn 2 h: chỉ số dường huyết là < 7.8mmol/L – tương đương 140mg/dl

Bệnh tiểu đường là gì - Nguyên nhân gây tiểu đường và biểu hiện

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường (còn gọi là bệnh đái tháo đường) là một bệnh rối loạn chuyển hóa insulin. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin. Từ đó, dẫn đến thiếu hụt một lượng insulin trong máu và kéo theo là đường glucose không được chuyển đến các tế bào mà vẫn tiếp tục được giữ lại trọng máu. Đó là lý do người mặc bệnh tiểu đường có chỉ số đường huyết tăng.
Như vậy, cốt lõi của bệnh tiểu đường nằm ở insulin và sẽ rơi vào 2 trường hợp sau:
– Tuyến tụy bị thiếu sản (sản xuất không đủ) lượng insulin cần thiết hoặc tuyến tụy mất hoàn toàn khả năng sản xuất insulin
– Tuyến tụy vẫn sản xuất insulin bình thường nhưng cơ thể (cụ thể là tế bào có thể) tạo ra cơ chế đề kháng với insulin, không tuân theo tín hiệu hấp thụ glucose của insulin. Cuối cùng đường gluscose bị lưu giữ trong máu lằm tăng chỉ số đường huyết.

Bệnh tiểu đường là gì - Tiểu đường tuýp 2

CÁC LOẠI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Có 3 dạng bệnh tiểu đường: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường type 1

Tiểu đường type 1 là dạng tiểu đường do tuyến tụy bị thiết sản (không sản xuất đủ) insulin hoặc hoàn toàn không sản xuất insulin. Sự thiếu hụt insulin làm cho đường glucose thay vì đi đến tế bào thì lại lưu giữ trong máu.

Tiểu đường type 2

Tiểu đường type 2 thì tuyến tụy vẫn sản xuất insulin nhưng tế bào cơ thể lại đề kháng với insulin, từ đó insulin không thực hiện nhiệm vụ đưa glucose đến tế bào. Và glucose thay vì đi đến tế bào thì lại giữ lại trong máu.

Tiểu đường thai kỳ:

Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể bạn có nhu cầu tăng lượng đường. Việc cơ thể bạn sản xuất lượng insulin phù hợp với nhu cầu tăng lượng đường trong thời gian bầu bí là một điều rất tuyệt. Song thực tế không phải thai phụ nào cũng được thuận lợi như thế.
Ngoài ra, trong thai kỳ, nhau thai tạo ra nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, gây ra tình trạng rối loạn sản xuất insulin. Từ đó, gây ra hiện tượng tăng lượng đường glucose trong máu.
Tiểu đường thai kỳ không điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và con nhưng nó tự biến mất khi phụ nữ chuyển dạ sinh con.
Lưu ý: 90% trường hợp mắc bệnh tiểu đường là rơi vào tiều đường type 2, còn lại là rơi vào tiểu đường type 1 hoặc tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường type 1 và tiểu đường tyoe 2 là bệnh mãn tính (không thể chữa khỏi) còn tiểu đường thai kỳ thì chữa khỏi là khá dễ dàng, hoặc bệnh sẽ tự khỏi sau khi chuyển dạ.

NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Bệnh tiểu đường là gì - Nguyên nhân tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1

Nguyên nhân chính xác gây bệnh tiểu đường tuýp 1 đến nay vẫn chưa được xác định một cách chính xác mà chỉ dựa vào những suy đoán dựa trên nghiên cứu lâm sàn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân tiểu đường có thể là do hệ thống miễn dịch tấn công và phá hủy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Điều này khiến cơ thể bị thiếu sản insulin hoặc không có insulin. Lúc này, lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu, gây ra bệnh tiểu đường.

Vậy lý do nào khiên cho cơ thể (tuyến tụy) không sản xuất đủ lượng insulin?

Qua nghiên cứu lâm sàn, các nhà khoa học đã khẳng định các nguyên nhân sau làm cho tuyến tụy thiếu sản insulin:
Hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu khiến cho tế bào beta bị bạch cầu tấn công, dẫn đến không thể sản xuất đủ insulin hoặc không thể sản xuất insulin. Bên cạnh đó, tình trạng tế bào Lympho T bị rối loạn cũng có thể gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1.
Chế độ ăn uống: Người ta đã chứng minh một cách khoa học rằng nguyên nhân chính gây tiểu đường tuýp 1 ở trẻ em là do một loại protein có tên là casein được tìm thấy trong thành phần sữa bò. Trên toàn thế giới, người ta ghi nhận rằng những đứa bé tiêu thụ sữa bò ở giai đoạn đầu đời thì dễ bị tiểu đường tuýp 1 hơn. Một sự thật khác đó là loại bỏ thức ăn động vật, bao gồm sữa trong chế độ ăn của bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 có thể giúp ngăn ngừa diễn tiến phức tạp của bệnh và đảo ngược bệnh lý.
Môi trường sống: Môi trường sống có thể là nhân tố gây nên bệnh tiểu đường tuýp 1 như virus, vi khuẩn tấn công, nhiễm độc từ môi trường, các chất hóa học…
Các yếu tố di truyền: Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể có liên quan đến gene di truyền.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 2

Cũng như tiểu đường type 1, đến nay y học vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Nhưng nguyên nhân được nhiều sự đồng tính nhất đó là do yếu tố di truyền và môi trường. Thừa cân có liên hệ chặt chẽ với sự xuất hiện của bệnh tiểu đường tuýp 2.
Ăn uống: Chế độ ăn uống không khoa học, dư thừa chất béo, dư thừa tinh bột khiến cho tuyến tụy phải làm việc hết công suất, gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose thành năng lượng.
Lười vận động: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2. Một khi cơ thể nạp vào quá nhiều chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng dư thừa, khi đó tuyến tụy nhận nhiệm vụ sản xuất insulin nhiều hơn để đưa glucose vào tế bào, chuyển hóa thành năng lượng. Làm việc quá tải trong một thời gian dài sẽ khiến tuyến tụy bị suy yếu, dần dần mất khả năng sản xuất insulin.
Béo phì: Đối với những người béo phì, trong cơ thể xuất hiện trạng thái bệnh lý đặc thù gọi là chất đề kháng insulin. Sau một thời gian dài tuyến tụy phải hoạt động quá mức khiến cho chức năng sản xuất insulin bị suy giảm, dẫn đến tình trạng thiếu insuslin.
Stress: Tình trạng stress kéo dài cũng có thể khiến cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn. Mặt khác, một số loại thuốc điều trị về thần kinh, nhất là do stress tâm lý có thể là yếu tố nguy cơ tiểu đường.
Hút thuốc lá: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người không hút thuốc 14%. Khói thuốc ảnh hưởng đến tình trạng kháng insulin cũng như giảm khả năng sản xuất insulin của tuyến tụy.
Thói quen ăn uống không khoa học, hay bỏ bữa sáng: Việc bỏ qua bữa ăn sáng có thể làm cho hàm lượng đường trong máu bị giảm xuống, khiến cho chúng ta cảm thấy thèm đồ ngọt. Sau khi nạp nhiều đồ ngọt vào cơ thể lại khiến đường huyết tăng một cách đột ngột. Tình trạng này kích thích tuyến tụy sản xuất insulin quá mức, là nguyên nhân bệnh tiểu đường.
Đồng hồ sinh học thất thường: Công việc thất thường, nhất là những người ban ngày ngủ, ban đêm làm việc, thường xuyên trong một thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn những người bình thường.
Ngủ không đủ giấc: Thiếu ngủ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn đồng hồ sinh học, gia tăng hormone cortisol là nguyên nhân dẫn đến stress và mất cân bằng glucose trong cơ thể.

Bệnh tiểu đường là gì - Dấu hiệu nhận biết tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nhau thai tạo ra kích thích tố để duy trì thai kỳ của bạn. Những kích thích tố này làm cho tế bào kháng insulin.
Thông thường, tuyến tụy đáp ứng bằng cách sản xuất thêm lượng insulin để vượt qua sức đề kháng này. Tuy nhiên, đôi khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin dẫn đên glucoes tích tụ trong máu tăng, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Lưu ý: Qua các nguyên nhân gây bệnh tiểu đường chúng ta có thể khẳng định: ăn nhiều đồ ngọt không phải là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường. Ăn ngọt chỉ là một trong nhiều nguyên nhân sinh bệnh tiểu đường. Ăn ngọt chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường chứ không phải nguyên nhân chính gây bệnh.

ĐỘ TUỔI DỄ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở trẻ em và những người độ tuổi dưới 30, vì vậy tiểu đường tuýp 1 có tên gọi khác là “tiểu đường vị thành niên”. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 chiếm khoảng từ 5%- 10% số người mắc bệnh tiểu đường hiện nay.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường gặp ở những người trưởng thành (trên 40 tuổi), những người thừa cân, béo phì, ít vận động nên bệnh tiểu đường tuýp 2 còn có tên gọi khác là “tiểu đường lối sống”. Tuy nhiên độ tuổi của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đang có nguy cơ trẻ hóa. Độ tuổi dễ mắc tiểu đường tuýp 2 nhiều nhất là từ 45 đến 64 tuổi.
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường gặp ở những bà mẹ trên 35 tuổi, đã mang thai nhiều lần, xuất hiện tình trạng béo phì trước và trong thời gian mang bầu.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT (TRIỆU CHỨNG) CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Dù là tiểu đường type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ thì người bệnh sẽ tác động tiêu cực đến các bộ phận sau:

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường - Triệu chứng bệnh tiểu đường

Nên bệnh tiểu đường (type 1, type 2) đều có chúng các dấu hiệu (triệu chứng) sau:
Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên.
Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này.
Hay khát nước: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều.
Tiểu nhiều và lắt nhắt: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó.
Ăn nhiều nhưng vẫn mệt mỏi: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với tình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân.
Vết thương chậm lành: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể.
Hay bị nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường.
Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ.
Mắt mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.

Bệnh tiểu đường là gì - Biểu hiện bệnh tiểu đường

(Thống kê ghi nhận biểu hiện của bệnh tiểu đường)

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *