Tiểu đường căn bệnh mãn tính và đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Người bệnh buộc phải sống chung với bệnh tiểu đường đến trọn đời. Vậy:
– Bệnh tiểu đường nguy hiểm như thế nào?
– Sức khỏe, tuổi thọ và tính mạng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi mắc bệnh tiểu đường?
– Có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh với bệnh tiểu đường hay không? Và bằng cách nào?
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CƠ QUAN NÀO?
Bệnh tiểu đường nghĩa là hàm lượng đường glucose trong máu tăng, đường glucose thay vì được các tế bào hấp thụ để tạo ra năng lượng sống thì lại được lưu giữ trong máu. Điều này mang đến 2 tác động tiêu cực:
– Tế bào thiếu glucose, nên cơ thể thiếu năng lượng để hoạt động một cách bình thường
– Lượng đường trong máu sẽ đi đến toàn bộ các bộ phận cơ thể và gây độc.
Như vậy: Tiểu đường dù là type 1 hay type 2, type 3 (tiều đường thai kỳ) đều gây ảnh hưởng tiêu cực đến hầu hết các bộ phận trên cơ thể từ đầu đến chân. Nhưng ảnh hưởng nặng nhất là các bộ phận:
– Hệ tim mạch;
– Mắt;
– Thận;
– Hệ thần kinh;
– Hệ tiêu hóa dạ dày – ruột;
– Nướu và răng.
– Hệ miễn dịch
Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn làm giảm chức năng sinh lý của cơ thể và nhiều chức năng khác nhưng không rõ rệt.
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?
Chắc chắn bệnh tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm vì nó ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều bộ phận, trong đó có những bộ phận mà sự bất thường có thể dẫn đến tử vong: Tim mạch, thận, thần kinh, tiêu hóa….
Sau đây là một số thống kê về tính nguy hiểm của tiểu đường tại Việt Nam và trên thế giới:
Trên thế giới:
– Đái tháo đường là căn bệnh có thể không gây ra những cái chết nhanh chóng như những bệnh cấp tính khác, tuy nhiên, bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến người bệnh không thể qua khỏi. Trên thế giới coi đái tháo đường là một trong 77 nguyên nhân dẫn đến tử vong .
– Theo số liệu của Liên đoàn đái đường thế giới, cứ 7 giây lại có một người tử vong do đái tháo đường. Đái tháo đường có thể tăng nguy cơ tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não… Tuổi thọ có thể giảm từ 6 – 10 năm so với người không mắc đái tháo đường”.
– Cứ 30 giây, có một người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) bị cắt cụt chân, do biến chứng loét bàn chân
– Đái tháo đường được xem là một trong 4 đại dịch của thế kỷ vì những biến chứng của nó. Số ca tử vong do căn bệnh này cao gấp 3-4 lần so với HIV/AIDS và bệnh lao. Tuy vậy, 70% số trường hợp mắc đái tháo đường có thể phòng tránh được, hoặc làm chậm các triệu chứng bệnh nếu phát hiện kịp thời.
Việt Nam:
– Năm 2015, Việt Nam ước tính nước ta có khoảng 54.000 trường hợp tử vong có liên quan đến căn bệnh này.
– Trong năm 2017, Việt Nam ghi nhận 29.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch và ung thư.
Nhưng số liệu trên là mình chứng sõ ràng nhất về tính nguy hiểm của căn bệnh tiểu đường. Và bệnh tiểu đường nguy hiểm vì nó gây ra các biến chứng nguy hiểm:
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG (TYPE 1, TPE, TYPE 3)
1. Rối loạn tâm thần do bệnh tiểu đường biến chứng
Người nắc bệnh đái tháo đường có thể trải qua nhiều cảm xúc khác nhau như lo lắng, tức giận và trầm cảm. Họ có nguy cơ bị rối loạn thần kinh dẫn đến mê sảng, lạm dụng chất gây nghiện, tâm trạng mất kiểm soát và hay lo lắng. Tiểu đường làm tổn thương hệ thần kinh. Nếu không được điều trị kịp thời, ban đầu bệnh sẽ gây ra cảm giác ngứa ran, nóng rát, vận động cơ yếu đi, lâu dần sẽ hoàn toàn mất cảm giác ở các chi.
2. Biến chứng mắt làm giảm thị lực hoặc mù
Đái tháo đường làm hỏng các mạch máu trong võng mạc, có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Bệnh nhân cũng thường xuyên mắc phải các vấn đề về mắt như tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Triệu chứng ban đầu của biến chứng này là thị lực trở nên mờ dần, khó khăn khi nhìn ban đêm và dễ nhìn thấy những đốm sáng trôi trước mắt. Nếu không điều trị kịp thời, sẽ không thể khắc phục những biến chứng về sau.
3. Tiểu đường biến chứng đến hệ tim mạch
Tiểu đường ảnh hưởng đến động mạch, khiến tim phải hoạt động dưới áp lực cao để lưu thông máu, từ đó gây ra các vấn đề về tim như bệnh động mạch vành và đau tim. Ngoài ra, tim bị tổn thương cũng dẫn đến tình trạng thừa cân hay dư thừa lượng cholesterol có hại cho sức khỏe.
4. Biến chứng dẫn đến bệnh tim mạch và gây nguy cơ đột quỵ cao
Từ các vấn đề về tim mạch, đái tháo đường dễ dẫn đến chứng đột quỵ. Đột quỵ xuất hiện khi máu lưu thông không đều, làm tắc nghẽn và không thể đưa máu lên não. Tế bào não bị thiếu oxy và tổn thương trong vòng vài phút, có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
5. Biến chứng dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tắc nghẽn dạ dày, loát dạ dày…
Là khi các cơ bắp ở dạ dày co thắt kém hiệu quả hay ngừng hoạt động hẳn. Khi đó, thức ăn nạp vào cơ thể sẽ không được dạ dày nghiền nát hoặc chuyển xuống ruột non như bình thường. Thức ăn đó sẽ rắn lại thành khối, gây buồn nôn, rối loạn hệ tiêu hóa và làm tắc nghẽn dạ dày.
6. Tiêu đường làm suy giảm mạnh hệ miễn dịch tăng nguy cơ nhiễm trùng
Tiểu đường khiến cơ thể bị tổn thương, thường xuyên đối mặt với nguy cơ từ các loại nhiễm trùng (đường hô hấp, đường tiết niệu). Bệnh cũng là nguyên nhân gây ra cúm, viêm phổi, bệnh về bướu hay nhiễm trùng về da (da mỏng hơn, đóng mảng vẩy, đổi màu và dễ bong tróc).
7. Biến chứng ở thận
Mức đường huyết tăng cao, mất kiểm soát do bệnh tiểu đường dẫn đến thận bị quá tải. Các trường hợp nặng có thể làm suy thận không thể hồi phục. Khi đó, người bệnh bắt buộc phải chạy thận hoặc thực hiện phẫu thuật ghép thận. Dấu hiệu ban đầu của biến chứng này là hàm lượng protein trong nước tiểu tăng, bọng nước ở mắt cá chân, bụng và ngực, ngoài ra miệng có mùi khó chịu, dễ buồn nôn và mệt mỏi cả ngày.
8. Biến chứng ở chân có thể phải đoạn chân
Dây thần kinh và các mạch máu ở chân bị tổn thương do bệnh, làm giảm chức năng tuần hoàn máu, từ đó dẫn đến các biến chứng ở chân. Chỉ một vết thương nhỏ cũng gây nhiễm trùng, gây hoại tử, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến việc phải cắt bỏ chân.

(30s thì có một người phải đoạn chi vì biến chứng tiểu đường)
9. Hội chứng tăng đường huyết thẩm thấu nonketotic (HHNS)
Hội chứng này xảy ra khi nồng độ glucose trong máu tăng lên quá cao và cơ thể cố gắng để loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách thải ra trong nước tiểu. Các triệu chứng điển hình bao gồm lượng đường trong máu cao hơn 600mg/dl, khô miệng, hay cảm thấy khát, sốt cao, da ấm và khô, hay buồn ngủ hoặc lẫn trí, mất khả năng thị giác tạm thời, ảo giác. Biến chứng nguy hiểm hơn có thể đe dọa đến tính mạng, nhất là ở người cao tuổi. HHNS gây ra mất nước nghiêm trọng, làm co giật, hôn mê và cuối cùng là tử vong.
HÃY LẠC QUAN VÀ ĐỪNG QUÁ LO LẮNG
KHI MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Tiểu đường rõ ràng là căn bệnh rất đáng ngại, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và gây nhiều tử vong. Nhưng một điều mà người bị tiểu đường cần phải luôn ghi nhớ: “Bệnh tiểu đường không thể chữa khỏi nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát bệnh một cách hiệu quả mà không quá khó”.
Với một chế độ dinh dưỡng tốt cho bệnh tiểu đường, tập luyện thể dụng thể thao đều đặn, chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý người bệnh vẫn có thể sống chung với tiểu đường mà vẫn khỏe mạnh, không mắc biến chứng nguy hiểm, và tuổi thọ cao.

(Chí Tài mắc bệnh tiểu đường nhiều năm nhưng vẫn hoàn toàn sống khỏe, sống vui với một chế độ dinh dưỡng, luyện tập, sinh hoạt hợp lý)
LỜI KHUYÊN TỪ BÁC SỸ:
Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm với những biến chứng để lại hậu quả năng nề, trong đó nguy cơ từ vong cao. Hiện nay, tình trạng bệnh tiểu đường đang gia tăng chóng mặt tại Việt Nam do vấn đề về ăn uống, ít vận động và sinh hoạt không phù hợp. Tiểu đường có thể tìm đến bất kỳ ai. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt khoa học và chăm chỉ hoạt động thể dục thể thao…để phòng căn bệnh này.
Ngoài ra, Nếu bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì cũng không có gì phải lo lắng quá mức. Bạn cần có sự lạc quan và đặc biệt là tuân thủ những chỉ dẫn điều trị, ăn uống và sinh hoạt mà bác sĩ hướng dẫn. Bệnh sẽ được khống chế một cách hiệu quả và bạn có thể sống vui sống khỏe rất lâu dài với căn bệnh này.