Viêm gan B – Bạn có thể là 1 trong 10.000.000 người Việt mắc bệnh

Hơn 10 triệu người Việt Nam nhiễm virus Viêm Gan B, mỗi năm Việt Nam có 30.000 người tử vong vì ung thư gan, trong đó 80% ung thư gan do viêm gan B. Việt Nam đang là nước đúng đầu thế giới về tỷ lệ người nhiễm viêm gan B và tỷ lệ này vẫn tiếp tục tăng một cách chóng mặt.
Và bạn cũng có thể mang trong người virus viêm gan B và đối diện với nguy cơ mắc viêm gan B có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vậy:

Viêm gan B là gì?
Bệnh viêm gan B có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây bệnh viêm gan B là gì?
Viêm gan B có lây không và lây qua đường nào?
Triệu chứng viêm gan B?
Điều trị Viêm gan B như thế nào?

Bài viết này sẽ trả lời tất cả nhưng câu hỏi trên để giúp chúng ta có cái nhìn đúng nhất về căn bệnh không thể chủ quan này.

VIÊM GAN B LÀ GÌ?

Viêm gan B là một trong các bệnh về gan do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Viêm gan B có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Virus viêm gan B có tên khoa học Hepatitis B Virus (HBV) là một loại virus cố cùng mạnh mẽ với tốc độ lan truyền nhanh và có thể tồn tại ở 1000C và nếu ở -200C có thể tồn tại được 20 năm. Virus viêm gan B lây qua đường máu, tình dục, mẹ sang con.

Viêm gan B là gì có nguy hiểm không

Khi virus viêm gan B xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra viêm gan B theo 2 dạng sau:

– Viêm gan B cấp tính là bệnh lý ngắn ngày, thường xảy ra trong vòng 6 tháng kể từ khi phơi nhiễm với virus viêm gan B. Khi virus xâm nhập kháng thể của cơ thể sẽ loại bỏ virus. 90% các trường hợp viêm gan B rơi vào trường hợp này. (Không cần điều trị).
– Viêm gan B mạn tính: Khi người bệnh nhiễm HBV trong 6 tháng hoặc lâu hơn thì được coi là mắc bệnh viêm gan B mạn tính, lúc này virus không bị đào thải mà tiếp tục sống trong cơ thể bệnh nhân. Virus sẽ tồn tại trong cơ thể và làm tổn thương gan dần. Đặc biệt, nếu gặp điều kiện thuận lợi virus sẽ phát triển nhanh và phá hủy gan nhanh chóng. Điều kiện thuận lợi đó chính là lúc cơ thể dung nạp quá nhiều độc tố (rượu, bia, thực phẩm bẩn, hóa chất độc hại…)

Viêm gan B có nguy hiểm không - Viêm gan B là gì

VIÊM GAN B CÓ NGUY HIỂM HAY KHÔNG?

Trên thế giới có 2 tỷ người nhiễm virus viêm gan B, còn tại Việt Nam có 20% dân số bị nhiễm viêm gan B. Vậy viêm gan B có nguy hiểm không?
Thực tế, viêm gan B mãn tính mới nguy hiểm còn viêm gan B cấp tính thì không nguy hiểm.
Viêm gan B cấp tính tức là virus siêu vi gan B xâm nhập vào cơ thể nhưng được loại bỏ hoàn toàn sau một thời gian ngắn.
Nhưng Viêm gan B mãn tính thì lại rất nguy hiểm. Virus tồn tại và phát triển dần và phá hủy gan. Đặc biệt khi gan bị quá tải khả năng thải độc hoặc bị các tổn thương thì virus này phát triển rất nhanh và nhanh chóng phá hủy gan.

Viêm gan B mãn tính có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm – thậm chí nguy cơ tử vong cao:

– Suy gan và suy giảm mạnh khả năng đào thải độc tố từ đó sinh ra các bệnh khác do cơ thể ứ đọng độc tố: suy thận, viêm da
Suy gan cấp: là tình trạng tổn thương tế bào gan do virus tấn công ồ ạt, dẫn đến tình trạng cấp tính như bệnh lý não gan, suy đa tạng, rối loạn đông máu. Tỷ lệ tử vong đến 90% nếu không điều trị kịp thời hoặc không được ghép gan.
Xơ gan là hiện hữu: Viêm gan B lâu ngày sẽ tiến triển thành xơ gan
Bệnh não do gan: Người bệnh nhân thường thấy khó chịu, bứt rứt, khó ngủ, trạng thái tâm thần không ổn định, mất định hướng về không gian và thời gian, dễ bị kích thích. Nặng hơn, người bệnh sẽ bị rối loạn tâm thần cấp tính, mê sảng rồi hôn mê sâu.
Tăng áp suất mạch môn: Chức năng chính của gan là lọc máu. Song, khi virus viêm gan B tấn công gây mô xơ, các mô xơ mọc quanh tĩnh mạch gan sẽ xiết các mạch máu làm tăng áp xuất mạch môn và gây ra hàng loạt biến chứng như tích tụ dịch trong xoang phúc mạc, giãn tĩnh mạch thực quản và có thể tử vong nhanh chóng.
Ung thư gan: 80% các trường hợp ung thư gan đều do viêm gan. Việt Nam mỗi năm có 24.000 người chết vì ung thư gan và 80% do viêm gan B và một lượng không nhỏ chết do xơ gan giai đoạn cuối.
Như vậy, có thể kết luận: Viêm gan B mãn tính là vô cùng nguy hiểm còn viêm gan B cấp tính thì không nguy hiểm. Vì vậy, khi có các triệu chứng của Viêm Gan B thì cần phải nhanh chóng điều trì để bệnh không trở thành mãn tính.

DẤU HIỆU VIÊM GAN B

Bệnh viêm gan B là gì - Dấu hiệu triệu chứng nhận biết viêm gan B

a. Dấu hiệu nhận biết viêm gan B giai đoạn cấp tính

– Sốt nhẹ rồi hết và rồi lại lặp lại sau một thời gian
Những biểu hiện bệnh viêm gan B cấp tính, thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm gan B mãn tính cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.
– Mệt mỏi, chán ăn là biểu hiện viêm gan B giai đoạn đầu
Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Triệu chứng này tồn tại ở đa số bệnh nhân với các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có triệu chứng mệt mỏi là duy nhất.
– Rối loạn tiêu hóa
Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, thể hiện: khi ăn vào ậm ạch khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát… Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.
– Nước tiểu vàng
Bệnh nhân có nước tiểu vàng cũng là biểu hiện của bệnh viêm gan B. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có hai triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng.
– Đau tức vùng gan: Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.
– Vàng da ở một số vùng nhưng chưa quá rõ
Một biểu hiện của bệnh viêm gan B rõ nét nhất là vàng da. Điều này rất có ý nghĩa thúc đẩy người bệnh nghĩ đến việc mình bị viêm gan và đi khám bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.

b. Dấu hiện nhận biết viêm gan B giai đoạn mãn tính (bệnh tiến triển năng)

– Da vàng rõ rệt, màu càng sậm bệnh càng năng
– Mệt mỏi kéo dài dù ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc
– Rối loạn tiêu hóa liên tục, đi ngoài phẩn lỏng,
– Sốt kéo dài
– Sút cân thấy rõ
– Mắt có màu vàng sậm
– Sưng đau khớp
– Cổ chướng (lúc này bệnh đã rất nặng)
– Đi cầu ra máu (bệnh đã nặng)

CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH VIÊM GAN B

Như đã nói trên nguyên nhân của Viêm gan B là do virus HPV được lây nhiễm qua 3 con đường: đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Cần lưu ý Viêm gan B không lây truyền qua hô hấp (hơi thở, hắt hơi…), tiêu hóa (ăn uống) và tiếp xúc bình thường như nhiều người nhầm tưởng.

Viêm gan B là gì - Bệnh viêm gan B lây qua đường nào

ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B NHƯ THẾ NÀO?

Đến nay, y học vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn bệnh viêm gan B, nói cách khác là chưa có phương pháp nào để loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B ra khỏi cơ thể. Nói như thế không có nghĩa là không có phương pháp điều trị hiệu quả.
Hiện nay, tuy không thể loại bỏ hoàn toàn virus viêm gan B nhưng các phương pháp điều trị có thể làm cho bệnh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, tính mạng và tuổi thọ lâu dài của người mang virus. Mục tiêu của các phương pháp điều trị viêm gan B hiện nay là: khống chế virus, không cho chúng phát triển và nhân lên, giảm nồng độ virus trong máu (có thể đến mức âm tính – tức là không gây hại cho cơ thể), hạn chế tối đa gan tổn thưởng và gan vẫn hoạt động tốt.

1. Đầu tiên cần chẩn đoán:

Chẩn đoán để xác định có đúng bệnh Viêm Gan B và xác định giai đoạn chuyển biến của bệnh (cấp tính hay mãn tính), đồng thời xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh. Từ các chẩn đoán này bác sĩ mới ra phác đồ điều trị chính xác nhất

2. Điều trị Viêm gan B cấp tính:

Điều trị viêm gan B cấp tính hiệu quả cần kết hợp 4 yếu tố sau:

2.1 Dùng thuốc theo phác đồ của Bác sĩ chuyên khoa, với một số thuốc chính sau:

Bác sĩ sẽ cho dùng thuốc Tenofovir, Entecavir, hoặc Peg – Interferon alfa 2a hoặc cho dùng Peg – Interferon alfa 2b với liều lượng và cách dùng cụ thể như sau:
– Thuốc Tenofovir (TDF): dùng khoảng 300mg mỗi ngày.
– Thuốc Entecavir (ETV): dùng khoảng 0.5 mg mỗi ngày và thường dùng trước bữa ăn từ 1 đến 2 tiếng.
– Thuốc Peg – Interferon (Peg – IFN) alfa 2a với liều lượng khoảng 180 mcg mỗi tuần hoặc thuốc Peg – Interferon alfa 2b với liều lượng 1.5 mcg trên kg mỗi tuần. Duy trì việc tiêm thuốc dưới da trong vòng 48 tuần.

2.2 Có chế độ ăn – uống phù hợp

– Uống đủ nước: từ 2 – 3lít nước/ngày
– Ăn nhiều chất xơ
– Bổ sung vitamin và khoáng chất qua thực phẩm
– Sữa
– Nhiều rau xanh:
– Ăn đủ chất đạm (protein) và chất béo
– Kiêng rượu, bia và các đồ uống kích thích
– Hạn chế đồ ngọt nhân tạo
– Giảm gia vị trong món ăn
– Nói không với thực phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu, các thực phẩm lành tính ít các yếu tố độc hại.
Lưu ý: Bệnh nhân nên uống bổ sung thêm một số loại thực phẩm chức năng hay thuốc đông y, thuốc nam bổ gan, tăng cường giải độc gan: cà gai leo, giảo cổ lam, atisô, râu bắp, nhân trần…Trong đó, cà gai leo có khả năng giải độc gan rất tốt và còn các yếu tố lợi cho gan.

2.3 Nghỉ ngơi nhiều, không nên làm những việc quá năng hay gây căng thẳng quá mức.

2.4 Thăm khám thường xuyên

3. Điều trị viêm gan B mãn tính

Với bệnh nhân viêm gan B mãn tính thì điều trị cũng cần 4 yếu tố giống như mãn tính. Nhưng quan trọng nhất là SỰ KIÊN TRÌ ĐIỀU TRỊ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊM PHÁC ĐỒ CỦA BÁC SĨ

Điều trị theo phác đồ của bác sĩ

– Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai nhóm thuốc: Thuốc tiêm Peg-interferon alfa 2a, tiêm dưới da (bụng), với liều 180 µg/tuần trong 48 tuần, thuốc tiêm ưu tiên dùng cho phụ nữ trẻ muốn có con, nồng độ virus HBV DNA < 10^7 copies/ml hoặc do bệnh nhân yêu cầu.  
Lựa chọn thứ hai là thuốc uống gồm Entecavir (ENT) liều 5mg/ngày, Tenofovir (TDF) liều 300mg/ngày (đâylà hai thuốc được ưu tiên hàng đầu do tỷ lệ kháng thuốc thấp), Lamivudine (LAM) liều 100mg/ngày, Telbivudine (LdT) liều 600mg/ngày, Adefovir (ADV) liều 10mg/ngày.
– Thời gian điều trị: Với bệnh nhân có HBeAg (+), dùng thuốc kéo dài ít nhất 12 tháng, ngưng thuốc khi HVB DNA < 10^4 copies/ml và xuất hiện HBeAg (-) hoặc xuất hiện anti-HBe. Với bệnh nhân có HBeAg (-) thì thời gian điều trị sẽ khó xác định hơn vì ngừng thuốc rất dễ tái phát và có thể kéo dài đến khi mất HBsAg.
Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt cần chịu khó theo nội dung đã nếu ở phần điều trị viêm gan B cấp tính.

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *