Sai lầm cơ bản nhất nhưng lại rất phổ biến ở người Việt Nam trong cách chăm sóc da đó là: “Không xác định được da của mình thuộc dạng nào mà chỉ làm theo trải nghiệm của người khác hoặc nghe theo các quảng cáo”. Từ đó, dẫn đến không hiệu quả, ngược lại còn mang đến nhiều tác dụng phụ, đẩy nhanh quá trình lão hóa da.
Thật ra, da chúng ta có nhiều loại và mỗi loại trong mỗi độ tuổi, môi trường khác nhau lại cần một cách chăm sóc khác nhau. Muốn chăm sóc da vừa đẹp, vừa khỏe da mà lại mang tính lâu dài thì yếu tố đầu tiên: XÁC ĐỊNH DA CHÚNG TA THUỘC LOẠI NÀO?
Vậy da chúng ta có những loại nào? Đặc điểm nhận biết mỗi loại da là gì?
Da chúng ta được chia làm 5 loại cơ bản:
1. DA THƯỜNG
Da thường là gì?
‘”Da thường” là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi để chỉ một làn da cân bằng. Các vùng chữ T (trán, cằm và mũi) có thể là một chút dầu, nhưng nhìn chung độ dầu và độ ẩm cân bằng và da không quá nhờn hoặc quá khô. Da thường là làn da dể chăm sóc nhất, da có khả năng chống lại các bệnh về da tốt. Ai sở hữu da thường thì đó là một điều may mắn.
Đặc điểm của da thường?
– Lỗ chân lông nhỏ
– Lưu thông máu tốt
– Kết cấu da mịn, mềm và mượt
– Da đều màu, hồng hào
– Ít khuyết điểm
– Không nhạy cảm, ít nổi mụn
Vấn đề mà da thường hay mắc phải đó là sự dễ bị khô, đặc biệt là khi bắt đầu qua tuổi 30.
Nói chung: với da thường thì kết cấu da mượt như nhung, mềm mại là dấu hiệu của làn da khỏe và rạng rỡ
2. DA KHÔ
Da khô là gì?
Da khô là da sản sinh chất dầu ít hơn so với cần thiết, từ đó dẫn đến việc thiếu lipids mà da cần để duy trì độ ẩm và xây dựng một lá chắn chống lại các ảnh hưởng bên ngoài. Da khô có thể tồn tại ở nhiều dạng tùy thuộc vào cơ địa bẩm sinh (yếu tố di truyền, độ tuổi, khí hậu)
Phụ nữ thường có làn da khô hơn đàn ông và người có da khô do cơ địa thì càng lớn tuổi hiện tượng da khô càng nghiêm trọng hơn. Các vấn đề liên quan đến da khô là thường được phàn nàn và chiếm 40% các trường hợp tìm đến bác sĩ da liễu.
Đặc điểm da khô:
Có 3 dạng da khô và đặc điểm của mỗi dạng như sau:
– Da khô: Da khô nhẹ có thể cảm nhận là căng, sần sùi và nhìn có vẻ xỉn màu. Độ đàn hồi của da thì cũng thấp.
– Da rất khô:
• Nếu da rất khô không được điều trị, da có thể xảy ra tình trạng: tróc vảy nhẹ hoặc dễ bong từng mảng.
• Xuất hiện các vết sần sùi và đốm màu (thỉnh thoảng trở thành lão hóa sớm)
• Cảm giác da quá căng
• Có thể bị ngứa.
• Da có thể nhạy cảm với những kích ứng, mẩn đỏ và có nguy cơ bị nhiễm trùng.
– Da khô ở mức nghiêm trọng: Các vùng da cơ thể – đặc biệt da tay, chân, khuỷu tay và đầu gối – thì có xu hướng:
• Sần sùi
• Bị nứt nẻ và làm da bị tổn thương
• Các vết chai
• Vảy
• Ngứa thường xuyên.
Nguyên nhân gây nên da khô:
Da khô có 3 nguyên nhân chính:
– Yếu tố di truyền
– Độ tuổi: Càng lớn tuổi thì da càng có xu hướng khô hơn.
– Và da khô do yếu tố bên ngoài hoặc sự do các tác nhân gây thay đổi nội tiết tố. Cụ thể một số nguyên nhân sau:
• Do không khí quá khô hanh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, bạn nên đeo khẩu trang, choàng khăn ấm và đeo găng tay mỗi khi ra ngoài. Nên thoa kem dưỡng ẩm cho da khô, uống nhiều nước, rau củ quả vào mùa đông để cung cấp nước cho cơ thể.
• Tắm nước nóng thường xuyên: Việc tắm nước nóng, rửa mặt nước nóng thường xuyên cũng khiến làn da trở nên khô hơn ngay sau khi bước ra khỏi nhà tắm. Nên hạn chế rửa mặt, tắm bằng nước nóng.
• Rửa mặt bằng những loại sữa rửa mặt không phù hợp với da, có hoạt tẩy rửa cao dẽ dễ dàng làm mất đi độ ẩm trên da. Khiến da mặt bị khô và bong tróc, nứt nẻ dễ hình thành nếp nhăn.
• Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp: Thực tế thì da khô rất nhaỵ cảm với chất kích thích vì thế khi dùng mỹ phẩm nên chọn loại phù hợp với da khô, có tính chất dưỡng ẩm, cung cấp nước cho da. Dùng xịt khoáng thường xuyên để da được căng mịn.
• Da mặt bị khô là do sử dụng thuốc: Bạn có biết rằng một số loại thuốc trị bệnh như cao huyết áp, thuốc dị ứng cũng khiến da khô hơn. Sau khi uống thuốc một thời gian bạn thấy có biểu hiện da khô thì cần báo với bác sĩ để kê đơn, đổi thuốc.
• Bạn gặp một số vấn đề khác về sức khỏe: Bình thường da khô là do yếu tố bên ngoài, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, môi trường khói bụi quá nhiều. Nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh tật nào đó như thay đổi sinh lí tự nhiên. Có thể là do nội tiết tố thiếu hụt, collagen trong cơ thể bị thiếu hụt.
• Một số bệnh da liễu dẫn đến khô da như bệnh eczema, bệnh vẩy nến, bệnh tiểu đường. Hoạt động của tuyến giáp bị suy giảm, chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng
3. DA DẦU
Da dầu là gì?
“Da dầu” được sử dụng để miêu tả loại da sản sinh ra quá nhiều dầu. Sự sản sinh quá độ này được gọi là sự tiết nhiều bã nhờn
Dấu hiệu nhận diện da dầu:
Da dầu thường luôn có các đặc điểm sau:
• Lỗ chân lông to, có thể nhìn thấy được.
• Bề mặt bóng loáng
• Da dày, tái nhợt: lưu thông máu không rõ rệt.
• Da dầu có thiên hướng bị mụn trứng cá (đầu đen và đầu trắng) và rất nhiều loại mụn khác nhau.
• Với trường hợp bị mụn nhẹ, mụn trứng cá thường xuất hiện ở mặt, cổ, vai, lưng và cả ngực.
Nguyên nhân gây ra da dầu:
– Di truyền: Di truyền là một nguyên nhân khó tránh khỏi khi ông, bà, cha, mẹ bạn có làn da dầu thì không ngạc nhiên rằng, bạn cũng đang sở hữu chúng từ họ. Với một lượng sợi bã nhờn lớn, khiến da sản xuất dầu dư thừa, là nguyên nhân của mụn và viêm nang lông.
– Rối loạn nội tiết do thay đổi hormone khi dậy thì, lúc mang thai, do bệnh, uống thuốc kéo dài, …
• Khi sinh ra, chúng ta sẽ có một làn da thường, với độ đẹp mỹ mãn. Nhưng đến tuổi dậy dậy thì – lứa tuổi đánh dấu sự trưởng thành của chúng ta, hoocmon thay đổi, khiến mật độ tuyến nhờn trên da chúng ta tăng đột ngột. Đó cũng là lý do, lứa tuổi dậy thì thường có rất nhiều mụn.
• Lúc mang thai sẽ làm thay đổi hoocmon trong cơ thể, nó biểu hiện trực tiếp trên làn da, có những phụ nữ đang có mụn, khi mang thai lại hết mụn và da sáng đẹp ra. Nhưng có những người khi mang thai, da sẽ thay đổi từ 1 loại da khác sang da dầu nhờn và gây ra nhiều mụn.
• Bệnh tật hay uống thuốc trị bệnh kéo dài cũng gây ra sự thay đổi nội tiết khiến mật độ tuyến nhờn tăng.
– Môi trường sống:
Môi trường sống ô nhiễm, khói, bụi; khí hậu nóng ẩm bất thường, là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn. Gây ra sự tăng tiết bả nhờn trên là da.
Tia UV cũng là tác nhân trực tiếp gây nên sự thay đổi cấu trúc dưới da khiến da trở nên dầu nhờn hơn.
– Chăm sóc da sai cách:
Chăm sóc da sai cách là một trong những nguyên nhân phổ biến làm da trở nên nhờn hơn.:
• Bạn nghĩ, làm sạch thường xuyên sẽ lấy đi lượng dầu nhờn dư thừa, nhưng lại vô tình tạo điều kiện cho lượng dầu tiết ra nhiều hơn. Quá trình làm sạch da quá mức khiến cho lượng nước trên da bị mất đi, lớp màng lipid bị yếu và nước sẽ bốc hơi nhanh hơn, khiến mật độ tuyến nhờn tăng cao để lắp vào phần nước thiếu hụt. Làm cho da trở nên dầu nhờn nhiều hơn.
• Chăm sóc da bằng những sản phẩm không phù hợp, sản phẩm có tính tẩy, chất bảo quản hay các chất ổn định hóa học, làm da mất ẩm tự nhiên, tăng tiết bã nhờn và gây nên mụn
• Không làm sạch da hay làm sạch không kĩ cũng làm da tăng tiết dầu, gây bí tắt lỗ chân lông, khiến mụn bùng phát.
– Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi:
Chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn cũng ảnh hưởng rất lớn đến mật độ tuyến nhờn trên da. Do lượng dinh dưỡng nghèo nàn Vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hay sự dư giả về lượng mỡ nạp vào cơ thể, ăn đường và muối quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến da nhờn hơn.
Ngủ trễ hoặc thiếu ngủ kéo dài, tiếp xúc với ánh sáng của màn hình máy tính hoặc điện thoại xuyên suốt ở cự ly gần cũng khiến da đổ dầu nhiều.
Sử dụng chất kích thích như bia rượu, cà phê, thuốc lá, … cũng ảnh hưởng đến mật độ tuyến nhờn trên da. Nếu sử dụng kéo dài, sẽ kéo theo những hệ lụy khác ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ lên da mà đến sức khỏe từ bên trong nữa.
– Stress, căng thẳng, lo lắng
Đây là nguyên nhân hầu hết những bạn trẻ thời nay đang gặp phải, mức độ công việc, tâm lý với môi trường sống,…. Hay những suy nghĩ tiêu cực và bất an cũng khiến mật độ tuyến nhờn tăng lên dày đặc.
Khi bạn mang tâm lý căng thẳng hay lo âu về một việc gì đó và buổi tối hôm trước, sáng dậy chúng ta sẽ thấy dầu nhờn xuất hiện trên da nhiều hơn. Vì khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol. Đây là loại hormone kích thích tuyến bã nhờn sản sinh dầu, khiến da trở nên dư thừa dầu nhờn.
4. DA HỖN HỢP
Da hỗn hợp là gì?
Ở loại da hỗn hợp, vùng chữ T và 2 bên má thuộc các loại da khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết da hổn hợp:
• Vùng chữ T dầu (vùng tráng, cằm và mũi)
• Lỗ chân lông to ở vùng này và thường bịt kín
• 2 bên má có da thường hoặc khô.
Vùng chữ T nhiều dầu (trán, mũi và cằm) và vùng má khô hơn biểu thị làn da hỗn hợp
Nguyên nhân gây nên da hỗn hợp
Di truyền được cho là nguyên nhân chính của da hỗn hợp. Cũng giống như hầu hết các loại da khác bạn có xu hướng thừa hưởng làn da từ ông bà, cha me. Những vùng da ở mũi, cằm và trán của những người có làn da hỗn hợp có nhiều tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn, do đó những khu vực này thường có nhiều dầu và lỗ chân lông bị tắc gây ra mụn trứng cá. Ngược lại những vùng ở má các tuyến bã nhờn thường hoạt động ít hơn, gây ra tình trạng khô và bong tróc.
Ngoài ra một số nguyên nhân khác của da hỗn hợp bao gồm môi trường, một số sản phẩm và thói quen chăm sóc da không phù hợp, sử dụng xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh điều này khiến cho bã nhờn trên vùng chữ T hoạt động mạnh hơn và các vùng khác thì lại mất đi lượng dầu tự nhiên ít ỏi cần thiết.
5. DA MẪN CẢM (DA NHẠY CẢM)
Da nhạy cảm là gì?
Đây là loại da có thể rất khó để chuẩn đoán, ngay cả đối với những chuyên gia, bởi vì một lý do rất đơn giản: làn da nhạy cảm được xác định bởi những gì bản thân chúng ta cảm nhận, chứ không phải bởi những dấu hiệu bên ngoài da.
Từ cảm nhận của người phụ nữ, da nhạy cảm là một thực tế khiến họ phải lo ngại hàng ngày. Làn da cảm thấy ngứa ngáy, châm chích, nóng rát và căng kéo khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài, đồ ăn hay những sản phẩm chăm sóc da.
Từ góc nhìn của bác sĩ da liễu, da nhạy cảm có thể bị khô và nổi mẩn đỏ, nhưng biểu hiện của làn da là hoàn toàn bình thường.
Đặc điểm nhận diện da nhạy cảm:
– Nhạy cảm: dễ bị phản ứng khi môi trường thay đổi hoặc sử dụng mỹ phẩm.
– Dễ bị mẩn đỏ: da mặt bị mẩn đỏ khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, khi uống đồ uống có cồn hoặc khi môi trường thay đổi.
– Dễ kích ứng: thường xuyên phản ứng với cả sản phẩm chăm sóc da và những nhân tố bên ngoài.
– Viêm da cơ địa: thường bị các bệnh như viêm da eczema.
– Dị ứng: phản ứng với các dị ứng nguyên trong các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày và trong môi trường.
Nguyên nhân da trở nên nhạy cảm:
Nguyên nhân do bên trong cơ thể:
– Bệnh lý thần kinh tự trị: Bệnh lý thần kinh tự trị là sự rối loạn thần kinh do biến chứng của một căn bệnh nào đó hoặc do tác dụng phụ của thuốc… khiến hệ miễn dịch cơ thể bị suy giảm, từ đó gây ảnh hưởng đến khả năng đề kháng của da và gián tiếp gây ra chứng da nhạy cảm.
– Bệnh lý của da: Việc da bị mắc các chứng bệnh thường gặp như Eczema hay Rosacea sẽ khiến da rất dễ bị kích ứng với sự thay đổi thời tiết, thậm chí còn ngứa rát, ửng đỏ mà chẳng vì lí do cụ thể nào.
Trường hợp bị Eczama, da sẽ bị sần sùi, bong tróc, ửng đỏ, ngứa rát khi bạn bị mệt mỏi và suy giảm miễn dịch. Vì đây là chứng bệnh mãn tính nên bạn phải đi khám bác sỹ ngay, để tránh biến chứng nghiêm trọng về sau.
Còn khi bị Rosaceam, da sẽ đỏ bừng, đau rát khi nhiệt độ tăng cao, về lâu dài sẽ xảy ra hiện tượng giãn mao mạch. Trường hợp nặng hơn, bệnh có thể biến chứng thành mũi sư tử (Rhinophyma), với biểu hiện là mũi biến dạng to, đỏ, sần sùi.
– Do thay đổi hormones trong cơ thể: Nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi không chỉ khiến mụn xuất hiện trên da mà còn làm tăng độ nhạy cảm của da. Ngoài trường hợp tăng hormones vào chu kỳ, hiện tượng này cũng xảy ra trong quá trình mang thai và bước vào tuổi dậy thì.
– Do da khô: Da khô thường có độ ẩm thấp, dễ bị mất nước và bong tróc. Vì thế khả năng chống chọi với sự thay đổi của môi trường cũng như quá trình lão hóa của da khô so với các loại da khác luôn kém hơn và nhanh hơn. Vì thế, việc chăm sóc da khô không đúng cách có thể khiến da chuyển sang bị nhạy cảm, dễ kích ứng.
Nguyên nhân từ môi trường ngoài
– Do sự thay đổi thời tiết: Thời tiết mùa hè nắng nóng sẽ khiến da bị mẩn ngứa, ửng đỏ. Còn thời tiết mùa đông lạnh giá sẽ làm da khô hơn, mất cân bằng độ ẩm, từ đó làm da bị bong tróc, sần sùi, ngứa rát…Trong một số trường hợp, da bị khô và dày sừng còn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, gây ra mụn.
– Do khói bụi: Khói bụi trong môi trường không chỉ khiến da dễ bị nổi mụn mà còn làm hệ miễn dịch và rào cản bảo vệ da bị suy yếu, dần dần dẫn đến da bị nhạy cảm, dễ kích ứng.
– Do nước nhiễm độc tố: Nếu mỗi ngày làn da phải tiếp xúc với nguồn nước chứa nhiều khoáng chất như sắt, magiê và canxi, chắc chắn nó sẽ dễ bị nhiễm độc và kích ứng nặng nề.
– Do làm sạch da quá mức: Việc sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH cao, các sản phẩm tẩy tế bào chết có kết cấu hạt to chà sát mạnh có thể làm da sạch hơn ngay lúc đó nhưng hậu qủa để lại là da bị suy giảm màng lipit và trở nên nhạy cảm hơn.
– Do thành phần trong các sản phẩm chăm sóc da: Các chất tạo mùi hương, chất tạo màu, chất bảo quản… trong một số sản phẩm chăm sóc da có thể gây kích ứng da mạnh mẽ, suy giảm khả năng tự bảo vệ của da. Và nếu liên tục sử dụng chúng trong một thời gian dài chắc chắn da sẽ ngày một suy yếu và trở nên cực kỳ nhạy cảm, “khó chiều”.
– Do stress: Những áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống gia đình khiến cơ thể sản sinh ra nhiều hormone Cortisol. Loại hormone này gây ức chế thần kinh, từ đó làm giảm khả năng tái tạo da, khiến cho da trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài.
– Do chế độ ăn uống kém khoa học: Việc uống không đủ nước có thể khiến da bị mất nước, thiếu độ ẩm nghiêm trọng và trở nên mất cân bằng độ pH. Bên cạnh đó, thiếu nước làm quá trình tự thải độc của cơ thể qua đường bài tiết tự nhiên bị giảm, chất độc tự bài biết qua da nhiều hơn, gây ra tình trạng da nhạy cảm và còn nhiều vấn đề về da khác nữa.