Bánh chưng, mâm ngũ quả… là những món thực phẩm không thể nào thiếu trong ngày Tết. Mứt Tết cũng vậy, cũng là một loại thực phẩm buộc phải có ở mỗi gia đình dịp này. Đã là một truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Mứt có rất nhiều loại, và nhiều hương vị khác nhau, những sắc màu khác nhau nhằm thể hiện được những điều may mắn, hạnh phúc hay ngọt ngào.
Thay vì mua các loại mứt Tết, thì các gia đình hiện nay thường có xu hướng làm các loại mứt Tết. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về mứt dừa – loại mứt rất được mọi người ưa chuộng và cách làm mứt dừa để được lâu.

Khay mứt ngày Tết
Ý nghĩa của mứt dừa trong khay mứt Tết truyền thống
Mứt dừa bắt mắt ngay với người đối diện bằng những màu sắc sặc sỡ trộn lẫn vào với nhau. Không chỉ thơm ngon, ngọt bùi như chính hương vị của nó, mứt dừa còn mang ý nghĩa cho sự quây quần, sum vầy hạnh phúc cho cả gia đình và bạn bè trong năm mới.
Mứt dừa được nhiều gia đình lựa chọn trong khay mứt Tết, các bà nội trợ chỉ cần bỏ chút thời gian là có thể tự tay làm món mứt dừa vừa thơm ngọt, vừa đảm bảo vệ sinh cho cả gia đình. Còn gì vui hơn và đầm ấm hơn khi gia đình, bạn bè quây quần bên khay mứt dừa, nhâm nhi ly trà nóng và trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp đầu năm.

Mứt dừa rất được ưa chuộng ngày Tết
Những điều cần lưu ý để mứt dừa tự làm có thể bảo quản được lâu hơn.
– Rửa sạch dầu khi rửa và luộc dừa là điều kiện tiên quyết để mứt dừa khi thành phẩm không bị hôi dầu khi bảo quản lâu là điều cần lưu ý đầu tiên trong cách làm mứt dừa để được lâu.
– Khi làm mứt dừa nên đảm bảo tỷ lệ 1:0,8 hoặc 1:1 khi chuẩn bị dừa và đường để làm món mứt dừa. Với tỷ lệ dừa và đường nói trên, nếu mứt dừa sau khi sên có nhiều đường vụn không bám vào dừa thì bạn có thể dùng để nấu chè hoặc chế biến các món khác. Nếu sợ ngọt hay tiết kiệm đường mà bớt quá nhiều đường khi chế biến thì mứt sẽ rất khó có thể để lâu.
– Lưu ý dùng chảo đế dày sên, không dùng chảo chống dính vì khi sên nhỏ lửa, nhiệt độ ở chảo không đủ để làm mứt dừa khô đường. Nếu dùng chảo chống dính và sên nhỏ lửa sẽ thành mứt dừa xào đường ướt chứ không thể thành mứt dừa khô đường như ý. Khi sên gần cạn đường, bạn nên tắt bếp rồi đảo nhanh tay để đường bám vào dừa kết thành tinh.
– Mứt dừa nên bảo quản trong lọ thủy tinh đậy kín nắp hoặc có thể bảo quản mứt dừa non trong tủ lạnh sẽ để được lâu hơn.

Nên sử dụng lọ thủy tinh để bảo quản mứt dừa
Nếu như gia đình bạn trang trí đủ tất cả những loại mứt và đặt biệt là mứt dừa trong khay mứt Tết thì chắc rằng, năm mới này của gia đình bạn sẽ thật ấm no và hạnh phúc. Không riêng gì món mứt dừa mà còn các loại mứt khác nữa. Trong cách làm mứt dừa để được lâu nếu khi làm mứt mà chúng ta chú ý nhiều hơn đến khâu sơ chế và bảo quản mứt dừa thì sẽ có món mứt dừa dùng được dài ngày trong mùa Tết mà không cần lo bị ẩm mốc, hôi dầu…