Cách làm mứt hồng giòn

Mứt hồng giòn tan, vị thanh ngot đầu lưỡi khiến ai đã thưởng thức 1 lần đều mê. Nếu có dịp đến Đà Lạt thì du khách thập phương không thể bỏ qua được món mứt hồng giòn. Nhưng bạn không cần đi đâu xa, chỉ cần có nguyên liệu kết hợp cách làm mứt hồng giòn được giới thiệu sau đây là bạn đã có món ăn ngon đúng vị.

Chọn quả hồng nào ngon nhất?

Theo kinh nghiệm của người trồng hồng, quả hồng được xem là ngon nhất khi không có đốm đen, quả đều, da mịn sáng bóng, núm còn nguyên vẹn. Nên chọn những quả chưa chín hẳn, đẹp nhưng không được dập nát.
Trước đây, hồng giòn đến mùa được thu hoạch nhưng không hái kịp hoặc bán kịp thì buộc người dân phải đổ bỏ. Nhưng hiện nay đã có nhiều cách chế biến quả hồng thành nhiều sản phẩm thơm ngon khác nhau thì quả hồng được tận dụng giúp người dân tăng thu nhập.

Tại sao mứt hồng giòn lại được ưa chuộng?

Hồng trở thành đặc sản của người dân xứ Đà lạt, nhất là món hồng giòn vàng ươm, vị ngọt thanh nơi đầu lười, nhìn đã muốn thưởng thức.
Quả hồng tươi thu hoạch có mùa vụ nhưng hương vị riêng của mứt hồng vẫn giúp mọi người thưởng thức được quanh năm nhờ cách lưu trữ được lâu dài.
Quy trình làm hồng giòn tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại gian truân, vất vả: Hái hồng về, rửa thật sạch để ráo nước, đem ủ, sấy khô. Riêng cách sấy hồng rất khó, đối với nửa quả thì mất 1 ngày, đối với hồng nguyên quả thì sấy trong 2 ngày 2 đêm. Cứ 30 phút thì đảo 1 lần, phải đảm bảo than đều, độ nóng vừa phải.
Chính vì sự vất vả với cách làm mứt hồng giòn mà khi thưởng thức những trái hồng thành phẩm người ta không khỏi bồi hồi. Mứt hồng có vị thơm đặc biệt, vị ngọt đậm, dai dẻo khiến người nào từng ăn 1 lần thì nhớ mãi.

Cách làm mứt hồng giòn

Bước 1: Chọn hồng: Chọn những quả hồng da mịn, không có đốm đen, không bị bầm dập,… đem rửa sạch.

Cách làm món hồng giòn Đà Lạt

Nên chọn hồng giòn đã chín, có độ ngọt mát


Bước 2: Gọt vỏ hồng: Gọt vỏ nhẹ nhàng, tránh làm hồng bầm dập vì tạo hình thành phẩm rất xấu.
Làm mứt hồng giòn Đà Lạt ngon - Cách gọt vỏ hồng giòn làm mứt

Gọt vỏ hồng nhẹ nhàng


Bước 3. Buộc dây và khử trùng bề mặt trái hồng: Dùng chỉ buộc vào từng cuống hồng riêng rẽ. Chuẩn bị 1 nồi nước có pha sẵn rượu trắng đã đun sôi thì thả hồng vào ngâm khoảng 2-3 phút để khử trùng bề mặt trái hồng và giúp hồng không bị hỏng khi đem phơi bên ngoài.
Cách làm mứt hồng giòn ngon ngày Tết - Dùng dây buộc vào núm

Dùng dây chắc chắn để buộc vào núm trái hồng đã gọt


Bước 4: Treo hồng để phơi: Hồng được treo trên dây và phơi dưới ánh nắng gắt càng tốt, có gió, phơi trong khoảng thời gian 3-5 tuần. Thời tiết ẩm thì được đưa vào lò sấy để tránh mốc. Hồng được cất tại nơi thoáng mát, khô ráo.
Cách làm mứt hồng giòn đơn giản tại nhà - Phơi hồng giòn

Phơi hồng ở nơi thoáng gió, cao ráo


Bước 5: Mát-xa cho quả hồng: Khi quả hồng tương đối khô, quả quắt lại thì đeo bao tay vào để xoa bóp nhẹ nhàng. Mục đích việc này là cho ruột hồng tiết chất ngọt phân bố đều ra cả quả. Nên làm nhẹ tay vì ruột hồng rất mềm có thể bị bục, dễ bị mốc.
– Bước 6: Thu hoạch sản phẩm và bảo quản: Khi hồng phơi đã đủ độ chín, nhìn bằng mắt thì hồng chuyển sang màu nâu đậm có bọc phấn thì hồng đã đạt chuẩn. Có thể cất hồng vào trong hũ kín ăn dần.
Cách làm mứt hồng giòn Đà Lạt nhâm nhi ngày Tết

Hồng đạt tới độ khô vừa ý sẽ đổi sang màu nâu sậm


Trên đây là cách làm mứt hồng giòn được người dân Đà Lạt ứng dụng, bạn đọc có thể tham khảo.

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *