Cách làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt

Hồng là loại trái cây chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các loại trái cây khác, đồng thời, nó cũng giàu sắt, oxy hóa, nhiều ngước, vitamin C,…. Tuy nhiên, hồng chỉ kéo dài trong 1 thời gian nhất định từ tháng 9-10 trong năm nên chỉ có thể thưởng thức hồng khi vào vụ. Và để có hồng ăn trong cả năm thì làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt là phương án tốt nhất, vừa giúp hồng ăn ngon vừa để được lâu.

Làm mứt hồng khá công phu

Mứt hồng là loại mứt cao cấp và khó làm vì đòi hỏi kỹ thuật và sự tinh tế trong nghề. Không giống với hồng tươi, hồng sấy khô có hương vị khác biệt, có vị đậm của mật hồng khiến miếng hồng dẻo thơm, ai đã ăn 1 lần là nhớ mãi.
Nguyên liệu để làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt là những trái hồng chín đỏ, thơm lừng được chọn lựa kỹ càng. Các nhà vườn thường chọn loại hồng trứng vì chúng trái nhỏ tựa như quả trứng gà, có vị thơm khác với hồng khác.
Hồng được gọt sạch nhưng yêu cầu phải giữ nguyên cuống, sau đó được đưa vào lò sấy 1 thời gian nhất định. Đến khi hồng đạt yêu cầu thì ngươi làm mứt có thể ép hồng theo yêu cầu của khách mua. Để đẹp mắt có thể rắc thêm bột đường phấn.

Cách làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt

1. Nguyên liệu

Chọn những quả hồng giòn đã chín vì độ ngọt lúc này thanh, quả rắn chắn để khi chín tạo hình đẹp hơn. Hồng mềm làm dễ bị bẹp nát. Nên chọn những quả hồng còn cuống để bảo quản được lâu, không làm hồng bị dập tạo nên các cấm đen và gây khó khi gọt. Chọn những trái hồng có kích thước đều nhau để sấy khô đều nhau.

Cách làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt

Những trái hồng già, chín được chọn làm hồng treo

2. Sơ chế, gọt hồng

Gọt sạch vỏ hồng nhẹ nhàng, không nên bóp mạnh tay quá sẽ khiến hồng bị dập. Lớp vỏ ngoài được gọt sạch nhưng giữ lại phần cuống để bảo quản trái hồng lâu hơn và cuống còn để buộc dây vào.

Cách làm hồng dẻo - Hồng sấy khô Đà Lạt

Gọt sạch vỏ hồng nhẹ nhàng

3. Khử trùng bề mặt trái hồng

Chuẩn bị 1 nồi nước sôi có pha 2-3 chén rượu nhỏ để khử trùng bề mặt trái hồng bằng cách nhứng trái hồng vào dung dịch đó 2-3 phút. Mục đích nhằm tránh vi khuẩn tấn công trái hồng trong quá trình phơi.

Cách làm hồng khô Đà Lạt - Khử trùng vỏ trái hồng

Khử trùng vỏ trái hồng

4. Sấy hồng

Xếp hồng ngửa cuống lên trên rồi đặt vào máy sấy nhiệt độ 60 – 70 độ C trong khoảng 6 tiếng. Tùy thuộc vào mong muốn hồng khô độ nào mà điều chỉnh nhiệt độ và thời gian sấy khác nhau. Nếu không muốn sấy có thể đem hồng ra phơi nắng cho đến khi hồng có màu đạt yêu cầu thì dừng lại. Phơi nắng khoảng 7 – 10 ngày, tùy vào độ nắng.

5. Mát xa cho hồng

Khi hồng tương đối khô, quả quắt lại thì đeo bao tay xoa bóp nhẹ nhàng cho trái hồng. Việc này giúp cho trái hồng tiết thêm chất ngọt và chất ngọt phân bố đều trái hồng hơn. Cách 2 ngày thì thực hiện 1 lần, nên làm nhẹ nhàng vì hồng mềm và dễ bị mốc.

Cách làm mứt hồng dẻo Đà Lạt

Xoa bóp nhẹ nhàng cho trái hồng giúp cho trái hồng tiết thêm chất ngọt và chất ngọt phân bố đều hơn

6. Thu hoạch

Sau khoảng 10-15 ngày phơi hồng, hồng đã khá khô. Trep phơi tiếp 5 – 7 tuần thì hồng khô cứng lại, không massage được nữa là thu hoạch được thành phẩm. Có thể bỏ vào tủ lạnh để dùng dần.
Sau khi hồng khô sẽ đổi sang màu nâu sậm. Khi thời tiết lạnh thì phấn trắng xuất hiện trên bề mặt trái hồng, đó là lượng đường tự nhiêu trong trái hồng tiết ra.

Hồng Đà Lạt sấy dẻo - Cách làm mứt hồng dẻo

Trái hồng thành phẩm dẻo ngọt


Với cách làm mứt hồng sấy khô dẻo Đà Lạt kể trên, hy vọng bạn sẽ thực hiện thành công và thưởng thức món ăn tuyệt vời.

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *