Cách làm mứt mận Đà Lạt

Mứt mận Đà Lạt với màu sắc rực rỡ cùng vị chua chua ngọt ngọt cực kì dễ ăn, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều loại mứt này sẽ không tốt cho sức khỏe. Nên ăn hợp lý một ngày chỉ từ 7-9 quả sẽ ngăn ngừa một số bệnh như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, thanh lọc máu giúp cung cấp thêm oxy cho cơ thể, ngoài ra nó còn ngăn ngừa các bệnh về gan, dạ dày và ngăn chặn bệnh táo bón.

Làm mứt mận Đà Lạt như thế nào

Mận Đà Lạt thanh lọc máu giúp cung cấp thêm oxy cho cơ thể


Có thể thấy mận đà lạt là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy với cách làm mứt mận đà lạt dưới đây sẽ giúp chị em có cho mình những lọ mứt mận thơm ngon.

Cách làm mứt mận đà lạt:

Bước 1: Chọn nguyên vật liệu
Để làm được mứt mận thơm ngon thì khâu chọn mận rất là quan trọng, cần quan sát cẩn thận, nên chọn những quả căng mọng, cuống còn tươi, nhẵn, màu đỏ sậm, không nên chọn quả còn xanh vì quả còn xanh sẽ bị chua, vỏ đắng. Vỏ mận tươi không bị dập, nứt khi ấn tay vào sẽ thấy cứng chứ không bị mềm, xung quanh vỏ có một lớp bột trắng và không nên chọn những quả mận có vết cắn của côn trùng, chất kích thích.

Hướng dẫn cách làm mứt mận Đà Lạt - Chọn mận tươi làm mứt

Nên chọn những quả căng mọng, cuống còn tươi, nhẵn, màu đỏ sậm


Mận Trung Quốc tràn ngập trên thị trường do đó để phân biệt được thì nên chú ý đối với mận Trung Quốc thì thường có trái to, màu tím đậm, ruột mềm, ngọt và có nhiều nước, mùa mận ở Trung Quốc thường bắt đầu sớm và kết thúc trễ hơn so với mận Đà Lạt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị làm mứt mận Đà lạt cần có: Mận đà lạt 0.5kg, đường 300-350g, Chanh 1 quả, nước lọc 300ml.
Bước 2: Sơ chế nguyên vật liệu
Sau khi mua mận về thì rửa sạch hết bột phấn sau đó ngâm với nước muối loãng chừng 30 phút sau đó vớt ra để ráo nước cắt hình múi cau và bỏ hạt.

Chanh vắt lấy nước cốt

Lấy 300ml nước lọc bỏ vào nồi và cho mận vào đun với lửa vừa cho tới khi mận thật mềm.
Bước 3: Sên mứt mận
Sau khi thấy mận thật mềm thì cho đường đã chuẩn bị và cho 1 muỗng nước cốt chanh vào nồi sau đó dùng đũa đảo đều cho tới khi đường tan hết. Nếu muốn ăn ngọt thì cho lượng đường nhiều hơn và không nên sử dụng quá 600g đường bởi làm như thế sẽ khó sên và mứt dễ bị ướt.
Tiếp tục đun trên bếp cho tới khi hỗn hợp bắt đầu đặc sánh lại thì tắt lửa, đặc biệt trong quá trình sên không nên đậy nắp và thỉnh thoảng đảo đều để tránh mứt không bị vàng, cháy. Mứt hoàn thành phải có màu đỏ sẫm, quánh, dẻo.
Bước 4: Bảo quản mứt
Mứt sau khi sên xong thì vớt mứt ra để nguội ở trong khay hoặc làm khô dưới máy quạt và bảo quản bằng túi nilong hoặc hũ thủy tinh để ở trong tủ lạnh. Mứt bảo quản trong tủ lạnh sẽ để được từ 5-6 tháng. Đối với phần nước nấu mận có thể tận dụng làm siro rất tốt, có thể bỏ thêm đường và đá vào uống giải nhiệt.

Cách làm mứt mận Đà Lạt đơn giản

Với cách làm mứt mận đà lạt trên hi vọng chị em sẽ có cho mình những lọ mứt thơm ngon trong những ngày lễ, tết sắp tới. Chúc các bạn thành công!

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *