Cảnh giác! Cà gai leo rất dễ nhầm với cà dại, cà độc dược

Cà gai leo đã được chứng minh có công dụng rất lớn với điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan đến gan. Nhưng một chi tiết mà chúng ta cần phải hết sức cảnh giác: Cà gai leo là rất dễ nhầm lẫn với một số thực vật cùng họ nhưng độc tính cao: cà độc dược, cà dại Trung Quốc.

ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH PHÂN BIỆT CÀ GAI LEO

Phân bố: Cà cai leo sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng và trung du. Ở Việt Nam, vùng phân bố của cây này khá rộng, bao gồm các tỉnh ven biển từ Hải Phòng đến Bình Thuận.

Cách nhận biết cây cà gai leo - Ảnh cây cà gai leo

(Cà gai leo hoa trắng)

Đặc điểm hình dạng cà gai leo trưởng thành:

Cà gai leo thuộc loại cây nhỏ leo, sống nhiều năm, dài khoảng 1m hay hơn. Thân hóa gỗ ở gốc, nhẵn, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng.
Lá mọc so le, hình bầu dục hoặc thuôn, gốc hình tròn hoặc hình nêm, đầu tù; phiến lá có thùy nông, không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; hai mặt đều có gai ở gân chính nhất là mặt trên, cuống lá cũng có gai.
Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi có 7 – 9 hoa; đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình trái xoan nhọn; nhị 4 màu vàng, chỉ nhị phình ở gốc.
Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5 – 7 mm; hạt hình thận màu vàng.
Mùa hoa: tháng 4 – 6; mùa quả: tháng 7 – 9.

Cà gai leo có 2 loại:

Hoa cà gai leo có hình xim ở kẽ lá, quả khi chín mọng có màu đỏ, hạt dẹt và có màu vàng. Để phân biệt cà gai leo có mấy loại, người ta thường dựa vào hoa. Theo đó, Cà gai leo có hai loại:
o Cà gai leo loại hoa trắng với dây nhỏ hơn thường được dùng để chế biến thành thuốc.
o Cà gai leo loại hoa tím với dây lớn thì ít được sử dụng hơn. Ở một số vùng miền người ta trồng làm hàng rào.
Cây cà gai leo loại hoa trắng có tác dụng chữa bệnh hiệu quả hơn gai leo hoa tím. Nó có công dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh gan nóng, gan yếu, mẩn ngứa. Đồng bào các dân tộc tại Tây Nguyên dùng cà gai leo làm dược liệu đầu vị trong các bài thuốc chữa bệnh gan vàng da, chướng bụng, ăn uống không tiêu.
Cà gai leo loại hoa trắng có thân mềm, hoa màu trắng, nhụy vàng, 4 cánh hoa nhỏ, nhọn. Màu lá cà gai leo hoa trắng xanh nhạt hơn hoa tím và kích thước lá nhỏ hơn.

Cách nhận biết cà gai leo - Cây cà gai leo mọc ở đâu

(Cà gai leo hoa tím)

Hình ảnh cây cà gai leo qua các giai đoạn

Cà gai leo hay còn gọi là cà gai dây, cà quánh… Là loại cây thân nhỏ, thường mọc trên mặt đất hoặc leo lên thân của cây khác. Cây có nhiều nhánh nhỏ, có thể dài hơn 6m. Thân cây nhẵn, sau hóa gỗ khi già, có phân cành phân nhánh nhiều. Lá mọc so le nhau, hình thuôn hoặc bầu dục, mặt dưới có lông mềm trắng, mặt trên có gai. Cành cũng phủ lông trắng và có gai cong màu vàng.

Cách nhận biết cây cà gai leo - Cà gai leo có độc không

Hình ảnh cây cà gai leo khi còn non: Thân mềm, cao 20-30cm, lá mọc đối xứng hình trứng


Cách nhận biết cây cà gai leo - Cây cà gai leo mọc nhiều ở đâu

(Hình ảnh cây cà gai leo miền Trung)


Cây cà gai leo miền Trung có thân màu nâu, cằn cỗi, thân cứng hơn so với cà gai leo miền Bắc và miền Nam. Nguyên nhân do đặc thù khí hậu miền Trung khắc nghiệt hơn miền Bắc và Miền Nam.
Cách nhận biết cây cà gai leo - Kỹ thuật trồng cà gai leo

Hình ảnh cây cà gai leo khi ra hoa


Cách nhận biết cây cà gai leo - Hình ảnh quả cà gai leo

Hình ảnh quả của cây cà gai leo

Hình ảnh cây cà gai leo khô

Với cây cà gai leo, nếu dùng ở dạng cây phơi khô, sắc uống thì người dùng nên dùng 15 – 20g/ngày. Sử dụng cà gai leo thường dùng rễ, thân và lá cây để phơi, sao khô. Cà gai leo khô đạt chất lượng có màu nâu sẫm, không có sạn, không bị ẩm mốc, mùi thơm nhẹ. Rễ cây cà gai leo khô có màu nâu nhạt, có củ. Thân cây khô nhỏ, giòn, dễ gãy, có gai.
Nguyên liệu cà gai leo nếu không được sơ chế, bảo quản đúng kĩ thuật nên dễ bị ẩm mốc, không đủ đảm bảo dược chất. Có thể gây ảnh hưởng không nhỏ cho sức khỏe người dùng.

Cách nhận biết cây cà gai leo - Trà cà gai leo khô

Sử dụng rễ, thân, lá cây cà gai leo khô sắc nước uống

CÁCH PHÂN BIỆT CÀ GAI LEO VỚI CÁC LOẠI CÂY

Hình ảnh cây cà gai leo thường mọc thành bụi, bò trườn dưới mặt đất hoặc leo vào các vật thể xung quanh. Đây là cây nhỏ hóa gỗ, thân cây có lông trắng và nhiều gai nhọn. Cà gai leo miền Nam cây non và xanh hơn nhưng tác dụng không được bằng giống cây mọc ở miền Trung.
Cà gai leo dễ nhầm lẫn với các cây cà dai khác, trong đó đặc biệt chứ ý: cà dại trung quốc, cà độc dược… Một số người không phân biệt được nên có thể dễ dàng sử dụng nhầm dẫn đến hiệu quả chữa bệnh giảm, thậm chí có thể bị ngộ độc nếu sử dụng phải cây cà độc.

Cách nhận biết phân biệt cây cà gai leo - Cà dại Trung Quốc

Cây cà dại Trung Quốc lá có gai nhọn, quả cứng. Cây cà dại ta hoa và quả mọc thành chùm


Cách nhận biết cà gai leo - Có độc không

(1 loại cà độc dược có thể gây ngộ độc)


Cách nhận biết cây cà gai leo - Có độc không

(Một loại cà độc dược khác, cũng có độc tính)

Đặc điểm Cà gai leo Cà dại Cà tàu Cà độc dược
Hình ảnh Cách nhận biết cây cà gai leo trồng ở đâu Cách nhận biết cây cà gai leo phân biệt cà dại Hướng dẫn nhận biết cà gai leo phân biệt cà tàu Cách nhận biết cây cà gai leo phân biệt cà độc dược
Thân Thân cây nhỏ, leo, gốc hóa gỗ, nhẵn, phân cành nhiều, cành non tỏa rộng, phủ lông hình sao và rất nhiều gai cong màu vàng. Cà dại cao hơn cà gai leo, thân cà dại mọc đứng, thường cao từ 2-3 m. Toàn thân cây có màu xanh lục nhạt, gần giống các loại cà cho ăn quả. Toàn thân có gai nhọn, sắc. Thân thảo cao tầm 2m, phần gốc hóa gỗ, cành non có màu xanh lục hoặc tím
Lá mọc so le, phiến lá có thùy nông, không đều, mặt trên sẫm, mặt dưới nhạt phủ đầy lông tơ màu trắng; gân chính, cuống lá cũng có gai. Lá cây cà dại to hơn lá cà gai leo. Lá cà tàu có màu xanh lục nhạt, phiến lá to rộng, cuống và gân lá cả hai phía trên dưới đều có nhiều gai nhọn sắc Lá mọc so le, hình trứng.
Hoa Hoa màu tím mọc thành xim 2 – 5 hoa ở kẽ lá, ít khi có 7 – 9 hoa Hoa mọc thành cụm, số lượng nhiều  và to hơn cà gai leo Cụm hoa tán ngoài lách lá mọc thành chùm 3-5 cái, cánh hoa màu trắng hoặc xanh lục nhạt 5 cánh rời hình sao rộng 2cm. Tiểu nhị vàng, bao phấn dài 8-9 cm. Hoa to, có hình giống hoa rau muống
Quả Quả mọng, hình cầu nhẵn, có cuống dài, màu vàng, khi chín màu đỏ, đường kính 5–7 mm Cà dại có quả màu vàng, đường kính quả cà dại 10-15mm lớn hơn cà gai leo. Quả không có lông tròn, có bớt rằn xanh, khi chín màu vàng tươi đường kính 2,5 -3 cm. Quả tròn, có gai nhọn.

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *