Cà gai leo đang được biết đến với một trong những sản phẩm không thể thiếu với những người mang bệnh gan: Viêm gan, xơ gan, tăng men gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, nóng gan, tăng men gan, ung thư gan…
Bài viết sau chúng tôi tập hợp tất cả những nghiên cứu về cà gai leo đồng thời tham khảo ý kiến rất nhiều y bác sĩ, thầy thuốc tại Việt Nam để cho chúng ta cái nhìn rõ nhất về cà gai leo và công dụng của nó trong phòng và điều trị các bệnh về gan.
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÂY CÀ GAI LEO
Cây Cà gai leo còn biết đến với các tên gọi: Cà gai dây, Cà quýnh, Gai cườm, Cà lù, Cà lạnh và có tên khoa học là Solanum Hainanense Hance Solanaceae.
Đặc điểm và dấu hiệu nhận biết cà gai leo:
Cây có thân nhỏ, mọc leo hoặc bò có thể dài đến 6m hoặc hơn. Thân cây nhẵn, hóa gỗ, phân Cành nhiều. Cành cay phủ lông hình sao và có rất nhiều gai cong màu vàng. Lá cây mọc so le, mặt trên lá có gai, mặt dưới có lông mềm màu trắng hình sao. Lá hình bầu dục hoặc hình thuôn. Cây nở hoa hình xim ở phần kẽ lá, từ 2 đến 5 hoặc 7 đến 9 hoa, màu trắng hoặc tím nhạt. Đến khi ra quả mọng, khi chín màu đỏ chót. Hạt Cà gai leo dẹt, màu vàng.

Hình ảnh cây Cà gai leo trong tự nhiên.
Phân biệt cà gai leo với các loại cà dại và thực vật cùng họ
Về đặc điểm, cà gai leo và một số loại như: cà dại hoa cũng màu trắng, cà độc dược, cây Solanum Thorelli… là cùng họ với nhua nên có đặc điểm khá giống nhau và ta rất dể nhầm lẫn.
Chỉ có một vài điểm khách biệt là cây Solanum Thorelli có cụm hoa đơn độc chứ không mọc thành xim, hoa có 5 cánh so với 4 cánh của Cà gai leo thường dùng.
Để phân biệt nhanh Cà dại với Cà gai leo, bạn đọc cần ghi nhớ 3 điểm chính sau:
– Thân cây cà dại cao từ 2-3m hơn cà gai leo (chỉ 0,6-1m).
– Lá cây cà dại rộng 5-10cm so với 3-4cm của cây cà gai leo.
– Quả Cà dại có màu vàng, đường kính quả từ 10-15mm lớn hơn cà gai leo (chỉ 5-7mm)

(Cà gai leo)

(Cà độc dược hoàn toàn khác đặc tính chữa bệnh với cà gai leo và có độc)
Cây Cà gai leo mọc ở đâu?
Cà gai leo mọc hoang ở khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam nhưng chủ yếu là ở các tỉnh miền Bắc, từ đồng bằng đến vùng núi, trung du và các khu vực ven biển. Một số tỉnh như Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An thường được trồng làm hằng rào. Cây hay được trồng để thu hái rễ và cành lá quanh năm.
Cà gai leo có độc không?
Cây Cà gai leo không độc, có những trường hợp sử dụng nhầm Cà dại có độc gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người nhiễm độc do sự nhầm lẫn này có biểu hiện ngộ độc trong trong khoảng từ 1 đến 3 ngày, người chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn.
Thành phần hóa học
– Rễ và lá cà gai leo mọc ở Việt Nam có cholesterol, β – sitosterol, lanosterol, dihydrolanosterol. Ngoài ra, rễ chứa 3β – hydroxyl – 5α – pregnan – 16 – on, rễ và lá có solasodenon. Hai chất solasodin và neoclorogenin còn thu được sau khi thủy phân dịch chiết rễ
– Các nhà khoa học đã phân tích thành phần hóa học thấy alkaloid, glycoalcaloid, saponin, Flavonoid, acid amin và sterol, trong đó nhân glycoalcaloid có tỷ lệ nhiều hơn cả.
CÀ GAI LEO VÀ CÔNG DỤNG ĐỐI VỚI GAN
Như đã nói trên, Cà gai leo có thành phần hoạt chất chủ yếu là glycoancaloit, ancaloit, trong đó glycoancaloit chiếm nhiều hơn. Đây là 2 hoạt chất mà qua quá trình thử nghiêm lâm sàn đã cho ra các công dụng:
1. Ức chế các loại virus gây viêm gan, đặc biệt viêm gan B và viêm gan C
Đề tài “Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3)” đã được thử nghiệm lâm sàng trên 90 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động với liều lượng 0,25g, mỗi ngày uống 6 viên trong vòng 2 tháng so sánh với nhóm chứng bao gồm 90 bệnh nhân tại 3 bệnh viện 108, 354 và 103 thì rút ra được các kết luận sau:
– Các triệu chứng lâm sàng như mệt mỏi, nước tiểu vàng, da niêm mạc vàng…có tác dụng giảm nhanh (P<0,05), Bilirubin và transaminase so với nhóm chứng về bình thường nhanh hơn (P<0,05).
– Những biến đổi sau điều trị về Marker của virus viêm gan B là rõ rệt tại 3 bệnh viện 108, 354, 103 (theo thứ tự) là: chuyển đảo huyết thanh 37,8% (63,3%; 26,7%; 23,3%), mất HBsAg 5,6% (0%; 16,7%; 0%), HBV-DNA • Tại bệnh viện 103, 6 tháng điều trị kéo dài của 7 bệnh nhân đã cho kết quả có 1 bệnh nhân mất HBsAg và xuất hiện Anti HB. Thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn trên xét nghiệm và lâm sàng.
Đây chỉ là 1 trong nhiều đề tài nghiên cứu về công dụng của cà gai leo với việc điều trị viêm gan virus.
Qua các đề tài này đều nhận thấy kết quả ghi nhận chắc chắn: Cà gài leo có tác dụng ức chế hầu hết các loại virus viêm gan. Cụ thể: Loại bỏ virus viêm gan, ngăn chặn rất hiệu quả sự phát triển của virus viêm gan.
2. Hỗ trợ hiệu quả cao trong điều trị bệnh xơ gan
Đề tài “Nghiên cứu thuốc từ Cây gai cà leo làm thuốc chống viêm và ức chế phát triển của xơ gan” cấp nhà nước do TS. Nguyễn Thị Minh Khai làm chủ nhiệm ở dạng chiết toàn phần và bộ phận hoạt chất chính glycoalcaloid đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, ức chế xơ gan. Ở dạng toàn phần và dạng chiết glycoalcaloid được chứng minh có tác dụng chống viêm và tác dụng antioxidant rất tốt.
– Kết quả điều trị ở nhóm sử dụng cà gai leo đạt mức rất tốt và tốt ở mức 66.7%, ngược lại ở các nhóm chứng (Flacebo) thuốc không gây tác dụng ngoài ý muốn; chỉ đạt trung bình và kém ở mức 93.3% khi được thử nghiệm tác dụng trên lâm sàng trên 60 bệnh nhân viêm gan B mãn tính thể hoạt động.
– Có thể thấy cho đến nay bệnh viêm gan B mãn tính thể hoạt động vẫn còn là nỗi lo lắng của ngành y tế trong nước. Những kết quả nghiên cứu trên giúp chúng ta có thể rút ra kết luận rằng cây cà leo gai làm thuốc chưa bệnh viêm gan đặc biệt là viêm gan B mãn tính thể hoạt động. Ngoài ra interferon được coi là loại thuốc quan trọng nhất để chữa bệnh viêm gan B này thì lại quá đắt và có nhiều tác dụng phụ.
Qua các đề tài cũng như thực tế hoạt động điều trị bệnh xơ gan cho thấy: Cà gai leo hỗ trợ hiệu quả bệnh xơ gan: Ngăn chặn bệnh xơ gan tiến thêm, ngăn chặn các biến chứng xơ gan.
3. Cà gai leo bảo vệ tế bào gan tốt trước các tác nhân gây nhiễm độc gan
Tác nhân gây nhiễm độc gan bao gồm: rượu – bia (cồn), thuốc lá, thực phẩm nhiễm độc, mỗi trường ô nhiễm, thuốc kháng sinh, chất béo hại gan…Đây là những tác nhân chính làm cho gan bị nhiễm độc và tổn thương. Hầu hết các bệnh về gan: Xơ gan, viêm gan mãn tính, ung thư gan, gan nhiễm mỡ, tăng men gan…đều có tác nhân chính là các yếu tố này.
Đề tài “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm” đã được luận án tiến dĩ Dược học 1997 thử nghiệm và đưa ra kết luận:
Dịch chiết của cây cà gai leo có tác dụng hạn chế trọng lượng gan do nhiễm độc, bảo vệ gan dưới ảnh hưởng của TNT (yếu tố gây nhiễm độc) với các khả năng, ngăn chặn hiện tượng thoái hóa mỡ và chảy máu vi thể trong nhu mô gan, giảm sự tan rã và tế bào của nhu mô gan vì vậy cấu trúc nan hoa của tiểu thùy gan được bảo tồn.
Qua các đề tài và ứng dụng thực tế cho thấy, Cà gai leo có khả năng bảo vệ tế bào gan tốt trước các tác nhân gây nhiễm độc gan.
4. Tăng cường chức năng gan, điều trị và phòng ngừa hiệu quả các bệnh gan nhiễm mỡ, tăng men gan, nóng gan
Qua kết quả lâm sàn được kiểm chứng ở hàng ngàn bệnh nhân có các bệnh: gan nhiễm mỡ, tăng men gan, nóng gan thì đều cho kết quả là Cà gai leo có công dụng rất cao trong việc giảm hàm mạnh tình trạng gan nhiễm mỡ, hạ chỉ số men gan sau một thời gian sử dụng, và tăng cường chức năng gan, làm mát gan.
5. Hỗ trợ điều trị ung thư gan
Ung thư gan ngoài việc điều trị bằng các phương pháp tây y thì việc uống thêm cà gai leo là rất tốt. Cà gai leo giúp tăng cường các chức năng gan, thải độc gan, ức chế virus…từ đó làm chậm quá trình tiến triển của ung thu gan và do đó, có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư gan.
CÁCH DÙNG CÀ GAI LEO TRONG PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH VỀ GAN
1. Dùng cà gai leo dạng nguyên liệu sơ chế
Bộ phận cây được dùng:
Tất cả các bộ phận của cây cà gai leo đều có thể dùng để chữa hoặc phòng bệnh: rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, trong đó, phổ biến là dùng thân và rễ.
Định lượng:
Với người có bệnh về gan: Định lượng cà gai leo phù hợp nhất 50 – 60g cà gai leo khô/ người/ ngày.
Với người uống cà gai leo để phòng bệnh thì có thể uống từ 20 – 30g/người/ngày theo giai đoạn. Về cơ bản cà gai leo là tốt cho gan, nên với phòng bệnh thì có thể uống định kỳ hoặc uống bổ sung khi có điều kiện.
Cách dùng:
Có 2 cách dùng cà gai leo là: Hãm nước với thân, rễ, hoặc lá cà gai leo.
Cách hãm nước cây cà gai leo
Đây là cách dùng phù hợp với những người không có nhiều thời gian rảnh.
– Với định lượng trên, đem rửa sạch và đun sôi qua (tráng qua).
– Sau đó cho thêm 700 – 800ml nước sôi.
– Thời gian hãm khoảng 25 – 30 phút trong bình giữ nhiệt.
– Đổ nước đã hàm ra cốc và uống trong ngày.
Cà gai leo sắc uống nước
– Rửa sạch 50 – 60g cây cà gai leo (có thể dùng cả rễ và thân).
– Đem đun sôi với 1,5 lít nước.
– Duy trì thời gian sôi, để lửa nhỏ trong khoảng 15 phút.
– Chắt nước ra uống hàng ngày thay nước lọc.
– Tốt nhất nên uống trước bữa ăn khoảng 30 phút sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
Nước sắc cà gai leo thơm ngon rất dễ uống. Vì thế, chúng ta có thể dùng như uống trà hàng ngày vừa giúp điều trị bệnh và bảo vệ sức khỏe.
2. Dùng các chế phẩm cà gai leo
Hiện nay có nhiều chế phẩm của cà gai leo: viên nén, trà khô cà gai leo…Trong đó, viên nén cà gai leo được dùng khá phổ biến với người có bệnh về gan.
Lấy ví dụ về một loại thực phẩm chức năng chiết xuất cà gai leo của Công ty Tuệ Linh
Thành phần | Cao cà gai leo: 250 mg, Cao giảo cổ lam: 250mg, Phụ liệu: CaCO3, Tinh bột, Bột talc, Magie Stearate, Natri Lauryl Sulfat, HPMC, PEG, TiO2, phẩm màu chocolate. |
Đối tượng sử dụng | Người có chức năng gan suy giảm do viêm gan virus, viêm gan B mạn tính, xơ gan; Người bị men gan cao, vàng da, mệt mỏi, đau tức hạ sườn, mẩn ngứa, mề đay; Người uống rượu bia nhiều. |
Hướng dẫn sử dụng | – Uống để hỗ trợ điều trị viêm gan virus, xơ gan: ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên, uống sau khi ăn. Dùng liều tục trong 1 năm. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ vi rút giảm thì có thể uống lâu dài cho đến khi xét nghiệm âm tính HBsAg – Uống để hỗ trợ điều trị men gan cao, mề đay, mẩn ngứa do gan: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 viên sau khi ăn. Uống đến khi xét nghiệm hạ men gan hoặc hết mẩn ngứa (Khoảng 10-20 ngày) – Uống để bảo vệ gan, tăng khả năng giải độc: ngày 1-2 viên x 2 lần. |
3. Chống chỉ định của Cà gai leo
Cà gai leo về cơ bản được khẳng định là không có các hoạt chất có hại cho cơ thể. Nhưng cũng có một số hoạt chất có thể không tốt với phụ nữ mang thai, do đó, phụ nữ mang thai không nên uống Cà gai leo.
Với phụ nữ cho con bú thì cà gai leo hoàn toàn không có hại nên có thể uống.
Ngoài phụ nữ mang thai thì bất kỳ cai cũng có thể sử dụng cà gai leo dạng nguyên liêu thô hoặc chế phẩm từ cà gai leo.
MỘT SỐ CÔNG DỤNG KHÁC CỦA CÀ GAI LEO
Từ xưa cà gai leo đã được sử dụng là dược liệu đầu vị để giải độc và chữa các bệnh về gan. Các bài thuốc từ cà gai leo được nhân dân sử dụng có hiệu quả tốt, tiêu biểu như một số bài thuốc dưới đây:
* Chữa rắn cắn:
Theo kinh nghiệm dân gian Lào, khi bị rắn cắn mà vết thương sưng tấy, nhức nhối, để cấp cứu kịp thời, có thê lấy 30 – 50 g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ, hòa với khoảng 200 ml nước đun sôi để nguội, chắt nước cho người bị nạn uống tức thì. Ngày uống 2 lần. Người bị nạn sẽ cảm thấy dễ chịu ngay, bớt đau nhức, ngủ được. Sang ngày sau, tiếp tục cho uống nước sắc rễ cà gai leo phơi khô (10 – 30 g, rễ khô, chặt nhỏ, sao vàng, nấu với 600 ml nước còn khoảng 200 ml). Mỗi ngày uống 2 lần. Dùng 3 – 5 ngày là khỏi hẳn.
Với bài thuốc trên, bệnh viện Hưng Nguyên ở Nghệ An đã chữa khỏi hoàn toàn 14 trường hợp bị rắn cắn, trong đó có một vài trường hợp bị nặng.
* Chữa tê thấp:
Rễ cà gai leo, rễ thổ phục linh, rễ xích đồng nam, dây chiều, dây gắm, dây mặt quỷ, dây tơ xanh, vở thân ngũ gia bì (mỗi thứ 1kg), dây đau xương, cành hoặc lá vông nem (mỗi thứ ½ kg). Tất cả chặt nhỏ, nấu với nước nhiều lần để được 1 lít cao. Thêm 500 g đường, cô còn 700 ml . Để nguội. Đổ rượu 30⁰ vào cao cho đủ thành 1 lít. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 ml. (Kinh nghiệm của hợp tác xã Hợp Châu).
* Chữa ho, ho gà:
– Rễ cà gai leo (10g), lá chanh (30g). Sắc uống làm 2 lần trong ngày
– Ngoài công dụng trên, cà gai leo còn được nhân dân ở một số nơi dùng chữa say rượu. Người ta cho rằng trong sau khi uống rượu, thỉnh thoảng xát răng bằng rễ cà gai leo thì tránh được say. Nếu đã bị say, uống nước sắc của rễ.
* Chữa phong thấp
a, Rễ cà gai leo, rễ xấu hổ, thổ phục linh, rễ cỏ xước, kê huyết đằng, rễ cỏ tranh, mỗi vị 16 g. Sắc uống.
b, Rễ cà gai leo, vỏ chân chim, rễ cỏ xước, dây đau xương, kê huyết đằng, rễ tầm xuân, mỗi vị 20 g. Sắc uống.
* Chữa tê thấp, bàn chân tê buốt, sợ nước, sợ lạnh, khớp xương đau buốt:
Rễ cà gai leo, rễ lá lốt, quýt rừng, rễ gấc, rễ xuyên tiêu, cốt khí củ, mỗi vị 20 – 30 g. Sắc uống.
* Chữa sưng mộng răng:
Hạt cà gai leo 4g tán nhỏ, cho vào nồi đồng với một ít sáp ong, đốt lá lấy khói xông vào chân răng (Bách gia trân tàng).
VẬY CÀ GAI LEO CÓ PHẢI LÀ THUỐC CHỮA BỆNH VỀ GAN ?
Cà gai leo không xếp vào danh mục thuốc điều trị đối với các bệnh về gan mà chính xác nó là dược liệu hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (thực phẩm chức năng). Nói cách khác, dùng cà gai leo có tác dụng là hỗ trợ điều trị chứ không phải thuốc để điều trị.
Bệnh nhân bị các bệnh về gan vẫn phải chữa bệnh theo các phác đồ của bác sĩ đưa ra, và để việc điều trị có hiệu quả nhanh thì dùng thêm cà gai leo.
Tài liệu tham khảo và người tham khảo:
– Đề tài “Nghiên cứu điều trị hỗ trợ bệnh nhân viêm gan virut B mãn tính thể hoạt động bằng thuốc Cà gai leo (lâm sàng giai đoạn 3)”
– Đề tài “Nghiên cứu lâm sàng tổn thương gan do tiếp xúc nghề nghiệp với TNT và tác dụng bảo vệ gan của Cà gai leo trên thực nghiệm” – Luận án Tiến sĩ Dược học 1997
– “Nghiên cứu cây Cà gai leo làm thuốc chống viêm gan và ức chế xơ gan” – Luận án Tiến sĩ dược học 2002
Những nghiên cứu tại Viện Dược liệu Trung ương, Viện Trung ương quân đội 108, Viện Quân y 103
– TS. Nguyễn Thị Minh Khai
– Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Quang (Chủ nhiệm khoa truyền nhiễm của BV TƯ Quân đội 108)
– GS.TSKH Trần Văn Sung (nguyên Viện trưởng Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam)
– Tiến sỹ Nguyễn Thị Bích Thu