Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ (Tiểu đường Type 3)

5% phụ nữ mang thai mắc chứng tiểu đường thai kỳ (tiểu đường type 3) nhưng một phần rất lớn không được phát hiện do các dấu hiệu không rõ rang và dễ nhầm tưởng là “do ngén”, “do mang thai”. Vậy:

– Tiểu đường thai kỳ là gì và có nguy hiểm cho mẹ và thai nhi hay không?
– Dấu hiệu (triệu chứng) tiểu đường thai kỳ là gì?
– Làm sao để xác định chắc chắn bà bầu có đang mắc tiểu đường thai kỳ hay không?

TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ LÀ GÌ VÀ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?

Tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường xuất hiện ở phụ nữ mang thai, bệnh sẽ tự hết ngay sau khi chấm dứt thai kỳ (sinh con). Tiểu đường thai kỳ là do có thể phụ nữ mang thai có những thay đổi nội tiết tố từ đó làm cho tế bào cơ thể đề kháng với insulin. Khi tế bào đề kháng insulin làm cho đường glucose không được tế bào hấp thụ, thay vào đó nó lưu giữ lại trong máu và làm tăng chỉ số đường huyết.
Khi chấm dứt thai kỳ (sinh con) thì có thể lại trở về trạng thái bình thường, tế bào không còn đề kháng insulin nữa và do đó, glucose được tế bào hấp thụ làm cho lượng đường trong máu ở trạng thái cân bằng.

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ

Tiều đường thai kỳ có nguy hiểm không?

– Có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Chắc chắn là có! Nếu đường huyết của bạn vẫn tiếp tục tăng cao, lượng đường dư thừa đó sẽ tích tụ trong cơ thể thai nhi. Lúc này, tụy của bé phải sản sinh ra nhiều insulin hơn để xử lý lượng đường dư thừa đó. Và quá trình này sẽ dẫn đến các vấn đề cho bé:
Về phía thai nhi, đái tháo đường thai kỳ sẽ làm gia tăng tỉ lệ dị tật thai, thai nhi dễ bị rối loạn tăng trưởng (thai quá to hoặc quá nhỏ). Thai quá to có thể gặp phải các sang chấn lúc sinh như trật khớp vai, gãy xương đòn, liệt đám rối thần kinh cánh tay…
Thậm chí, thai nhi có thể chết lưu đột ngột do đường huyết tăng quá cao mà không có bất kì dấu hiệu báo trước nào. Sau khi chào đời, trẻ sơ sinh có mẹ bị tiểu đường thai kỳ thường dễ bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi, vàng da…đồng thời gia tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì, cao huyết áp, tim mạch khi trưởng thành.

Biểu hiện bệnh tiểu đường thai kỳ - Tiểu đường type 3

Với bà bầu thì sao?

Bệnh khiến thai phụ đối mặt với những nguy cơ như đa ối, sảy thai, sinh non, cao huyết áp, tiền sản giật, sản giật, nhiễm trùng thận, quá trình chuyển dạ kéo dài, sinh khó, sang chấn và băng huyết sau sinh, rối loạn đường huyết dẫn tới hôn mê…
Nhưng nguy hiểm nhất vẫn là: Phụ nữ mang thái nếu mắc tiểu đường thai kỳ thì rất dễ mắc tiểu đường type 2 sau này, đặc biệt là khi đã trên 40 tuổi, nguy cơ mắc tiểu đường type 2 là khá cao.

DẤU HIỆU (TRIỆU CHỨNG) TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ

Nhiều phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ nhưng lại không được phát hiện do người mang thai thường nhầm lẫn giữa các triệu chứng (dấu hiệu) của tiểu đường thai kỳ với các vấn đề thay đổi sức khỏe do mang thai. Nhưng nếu để ý kỹ bà bầu hoàn toàn có thể thấy các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, từ đó đi khám để chắc chắn có mắc bệnh hay không.

Các triệu chứng (dấu hiệu) tiểu đường thai kỳ phổ biến:

1. Đi tiểu nhiều là bình thường với bà bầu, nhưng đi tiểu quá nhiều thì đó là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Khi mang thai, do sự gia tăng của hóc-môn hCG và áp lực trên bàng quang gia tăng, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy “buồn tiểu” nhiều hơn bình thường. Các mẹ đừng quá lo lắng vì đây là một hiện tượng bình thường mà khi mang thai ai cũng gặp phải. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nhiều mẹ bầu không hề biết rằng đây chính là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể gây nên tình trạng đi tiểu thường xuyên. Do khi lượng glucose không được chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu, thận sẽ “phản ứng” bằng cách xả vào nước tiểu. Điều này khiến cơ thể phải sản sinh thêm lượng nước tiểu, và hệ quả là các mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn. Nếu mẹ bầu thường hay đi tiểu đêm thì nên trao đổi thêm với bác sĩ về vấn đề này nhé!
Như vậy, tiểu nhiều khi mang thai là bình thường nhưng nếu tiểu quá nhiều thì cũng là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.

Những dấu hiệu tiểu đường thai kỳ type 3 đi tiểu nhiều

2. Hay thèm ăn, mới ăn đã thấy đói và ăn không kiểm soát

Khi mang thai, mẹ bầu có một chế độ ăn uống khi mang thai nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng cho em bé trong bụng.
Tuy nhiên, nếu thường xuyên cảm thấy đói và lúc nào cũng thèm ăn, dù rằng vừa mới ăn rồi thì đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân của vấn đề này là do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Lúc này, do không đủ năng lượng cần thiết, cơ thể sẽ gởi “tín hiệu” cho não và làm cho mẹ bầu luôn bị cơn đói “dai dẳng”.
Triệu chứng (Dấu hiệu) này khá dễ phân biệt với việc ăn nhiều khi mang thai. Khi mang thai thì bà bầu vẫn có xu hướng ăn nhiều nhưng không thường xuyên thèm ăn, còn tiểu đường thai kỳ thì lại thường xuyền thèm ăn, thậm chí ăn mất kiểm soát. Dấu hiệu là có sự khác nhau nhiều.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường ở phụ nữ hay thèm ăn

3. Giảm thị lực, mắt mờ trong một thời gian ngắn là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Dấu hiệu này không có đối với phụ nữ mang thai bình thường. Việc mang thai không làm giảm thị lực.
Nên nếu bà bầu có hiện tượng giảm thị lực (mắt mờ, lèm nhèm giống như người cận thị) trong thời gian ngắn rồi hết, nhưng sau đó lại bị và cứ tái đi tái lại thì đây là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
Nguyên nhân: Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột và cơ thể chưa thích nghi kịp với sự thay đổi này dẫn đến tình trạng mờ mắt. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn và khi cơ thể đã thích nghi thì tầm nhìn của mẹ sẽ trở lại bình thường.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ - Giảm thị lực

4. Cảm thấy khô miệng, khát nước

Với phụ nữ mang thai thì uống nhiều nước hơn vẫn là bình thường vì Mẹ bầu thường có thân nhiệt cao, dễ bị nóng và nhiều mồ hôi dẫn đến dễ mất nước. Do đó, cần uống nhiều nước hơn thông thường. Ngoài ra, việc ốm nghén cũng là nguyên nhân làm nhiều mẹ bầu thích uống nước. Thay vì thèm ăn đồ chua, đồ ngọt, mẹ bầu bị nghén “lạ” như đá lạnh, nước lạnh…Nhưng việc khát nước của mẹ bầu không phải quá thường xuyên.
Nhưng nếu mẹ bầu thường xuyên cảm thấy khô miệng, hay khát nước và uống nhiều nước thì có thể là dấu hiệu (triệu chứng) của tiểu đường thai kỳ
Nguyên nhân: Việc đi tiểu nhiều lần do lượng đường trong máu cao sẽ khiến cơ thể mẹ bị mất nước và cần bổ sung thêm nước. Cứ như vậy, những mẹ bầu có dấu hiệu tiểu đường thai kỳ thường có cảm giác khô miệng và muốn uống nước nhiều hơn bình thuờng.

Tiểu đường thai nghén thai kỳ có nguy hiểm không

5. Vùng kín bị nhiễm trùng và cũng khó lành hơn

Lượng đường trong máu tăng cao và xuất hiện một lượng đường trong nước tiểu khiến những vi khuẩn và các loại nấm men ở vùng kín cũng tăng theo. Từ đó, phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị viêm nhiễm cao.
Nếu có các dấu hiệu ngứa ngáy, rát buốt khi đi tiểu, dịch tiết âm đạo có mùi hôi… thì có thể mẹ đã bị nhiễm khuẩn vùng kín. Lúc này, mẹ bầu nên nhanh chóng đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Cách nhận biết tiểu đường thai kỳ phụ nữ - Vùng kín nhiễm trùng

6. Da nổi mẫn ngứa ngáy, vết thương chậm lành hơn so với bình thường

Khi bị tiểu đường thai kỳ, làm cho lượng đường trong máu tăng ảnh hưởng đến chức năng thai độc của gan và làm giảm khả năng miễn dịch…và đó là lý do mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ hay nổi mẫn ngứa, mụn nhọt và lại khó lành vết thương hơn bình thường.
Do đó, nổi mẫn ngứa ngáy, nổi nhiều mụn nhọt, chậm lành thương là một dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ.
Kết luận: Các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ và các dấu hiệu của việc mang thai bình thường có nhiều điểm khá giống nhau, do đó, làm chúng ta dễ nhẫm lẫn và không phát hiện được các dấu hiệu tiểu đường thai kỳ. Từ đó, không phát hiện bệnh sớm.
Nhưng nếu xuất hiện nhiều triệu chứng (dấu hiệu): mệt mỏi, khát nước thường xuyên, thèm ăn liên tục, đi tiểu nhiều, hay nổi mẫn ngứa, viêm nhiễm vùng kín thì có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ. Đặc biệt, nếu tình trạng quá thường xuyên mà còn thỉnh thoảng hay bị mờ mắt, vừa ăn xong một chút đã đói thì có thể bạn đã mắc tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ phụ nữ - da mẩn ngứa

LÀM SAO ĐỂ CHẮC CHẮN BÀ BẦU CÓ BỊ TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ HAY KHÔNG?

Các dấu hiệu (triệu chứng) của tiểu đường thai kỳ vừa không quá rõ rệt vừa dể nhầm lẫn với dấu hiệu của việc mang thai nên chúng ta không thể khảng định được có hay không mắc tiểu đường thai kỳ nếu chỉ căn cứ vào dấu hiệu.
Cách tốt nhất để khẳng định bạn có mắc tiểu đường thai kỳ hay không đó là xét nghiệm máu.
Có thể thực hiện xét nghiệm máu lúc đói, sau ăn 1h, sau ăn 2h và chỉ số kiểm soát đường huyết HbA1c

Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ

(So sánh giữa chỉ số đường huyết của bệnh đái tháo đường và tiểu đường thai kỳ)


Hoặc có phương pháp xét nghiệm cho độ chính xác cao mà nhiều bệnh viện đang áp dụng đó là phương pháp thực nghiệm dung nạp glucose.

Xét nghiệm bệnh tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ type 3

Nếu bạn thấy các chỉ số đường huyết khi đói, 1h sau khi uống glucose 1h và 2h cao hơn các chỉ số trên thì bạn đang mắc tiểu đường thai kỳ.
Lời khuyên của Bác sĩ:
Tiểu đường thai kỳ là một chứng bệnh có thể gây nguy hiểm cho thai nhi và đặc biệt mang đến các bất lợi cho bé do việc thai nhi quá lớn. Ngoài ra, phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thường hay dẫn đến tiểu đường type 2 sau này. Vì vậy tiểu đường thai kỳ cần phải được phát sớm và đừng chủ quan.
Chúng ta chú ý quan sát các dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ đã nêu trên và cố gắng đánh giác các dấ hiệu không trùng lắp giữa tiểu đường thai kỳ và dấu hiệu bình thường của thai kỳ (hay đói, thèm ăn liên tục, vết thương chậm lành, mờ mắt). Nếu thấy có sự bất thường thì cần nên đến các cơ sở ý tế thực hiện các xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Nếu chúng ta đã phát hiện tiểu đường thai kỳ thì bà bầu cũng không có gì phải quá lo lắng, bệnh có thể dễ dàng điều trị và khống chế mà không ảnh hưởng đến thai nhi cũng như mẹ.

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *