Điều trị Viêm gan B hiệu quả cao

Trong 22.000 người tử vong do ung thư gan mỗi năm thì có đến 80% là do viêm gan b biến chứng. Viêm gan B không điều trị sớm hoặc điều trị không hiệu quả, người bệnh sẽ đứng trước các nguy cơ: xơ gan, suy gan, ung thư gan và các bệnh khác.

Đâu là cách điều trị Viêm gan B hiệu quả cao?

Điều trị viêm gan B hiệu quả khi có sự kết hợp 4 yếu tố:
– Thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ
– Có chế độ ăn – uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt tốt cho gan
– Thăm khám kiểm tra thường xuyên
– Và chắc chắn người bệnh phải có sự kiên trì và quyết tâm chữa bệnh.
Bài viết này chúng tôi sẽ nếu rõ cả 4 yếu tố này một cách cụ thể và chi tiết:

I. CHẨN ĐOÁN VÀ PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B CHUẨN

Viêm gan B có 2 giai đoạn: Viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính. Bệnh ở giai đoạn nào thì sẽ có phác đồ riêng cho giai đoạn đó. Do đó đầu tiên cần có sự chẩn đoán chính xác

1. CHẨN ĐOÁN

Chẩn đoán viêm gan B cần thực hiện các việc sau:

Thu thập thông tin dịch tể của bệnh nhân:
– Có người thân bị viêm gan hay không?
– Có quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm, thủ thuật xuyên qua da, truyền máu từ 2 tuần đến 6 tháng trước khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Chẩn đoán lâm sàng: Xem xét các dấu hiệu biểu hiện của viêm gan B
– Vàng mắt, vàng da – niêm không quá 28 ngày
– Có sốt nhẹ hay không?
– Mệt mỏi, uể oải
– Rối loạn tiêu hóa: nôn ói, chán ăn, đau hạ sườn phải
– Gan to và đau
– Đối với các thể nặng có thể phát hiện rối loạn thị giác, xuất huyết da – niêm, gan teo nhỏ…
Chẩn đoán cận lâm sàng
– Xét nghiệm chỉ số men gan AST (SGOT) và ALT (SGPT)
Chẩn đoán xác định
Xét nghiệm máu lần lượt như sau:
– Đầu tiên nên làm IgM anti-HAV, IgM anti-HBc và HbsAg
– Sau đó, nếu IgM anti-HAV và IgM anti-HBc (-), chẩn đoán tạm thời là VGSV cấp không A – không B và làm tiếp anti-HCV và IgM anti-HEV.
– Trong trường hợp anti-HCV (-), có thể làm HCV RNA để xác định chẩn đoán.

II. ĐIỀU TRỊ

Cần nhập viên để điều trị nội trú nếu có các biểu hiện sau:
– Rối loạn tri giác
– Xuất huyết
– Rối loạn hô hấp
– Trụy tim mạch
– Nôn ói nhiều
– Không ăn uống được
– Sốt cao
Đây là những dấu hiệu cho thấy gan đã bị virus tổn thuông nghiêm trọng và cần được điều trị sát sao. Còn nếu không có các dấu hiệu trên bệnh nhân không cần điều tị nội trú mà chỉ cần điều trị và tái khám định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh.

NẾU VIÊM GAN B CẤP TÍNH DÙNG CÁC LOẠI THUỐC SAU:

– Hạn chế các loại thuốc có thể gây độc gan: không dùng corticoid, cẩn thận khi sử dụng phenobarbital, thuốc kháng lao, kháng sinh nhóm cyclin…
– Vitamin K1: 10mg/ngày tiêm bắp, 3-5 ngày khi prothrombin giảm < 60%.
– Cholestyramin: 1 gói (4g) x 2 – 3 lần/ngày khi bệnh nhân có dấu hiệu ngứa.
– Các loại thuốc có nguồn gốc dược thảo như silymarin, biphenyl dimethyl dicarboxylat không gây độc và giảm transaminases có thể xem xét sử dụng trong VGSV cấp.
– Xem xét dùng lamivudine 100mg/ngày, nếu như bệnh viêm gan siêu vi B cấp diễn tiến nặng hoặc rơi vào viêm gan tối cấp. Chưa có bằng chứng về lợi ích của tenofovir và entecavir trong viêm gan B tối cấp.

NẾU VIÊM GAN B MÃN TÍNH DÙNG CÁC LOẠI THUỐC SAU

Thuốc: có thể chọn một trong 2 nhóm thuốc: thuốc uống gồm tenofovir (TDF), entecavir (ENT), thuốc tiêm peg-interferon alfa 2a (Peg- IFN alfa 2a).
Liều dùng:
TDF: 300 mg/ngày (uống), ENT: 0,5 mg/ngày (uống trên trước bữa ăn trên 1h hoặc trên 2h sau khi ăn)
Peg-IFN alfa 2a 180 mcg/tuần, tiêm dưới da (bụng), trong 48 tuần. Ưu tiên dùng nhóm thuốc này ở phụ nữ trẻ muốn có con, nồng độ HBV DNA < 107copies/ml, hoặc theo yêu cầu của bệnh nhân
Thời gian điều trị:
. VGSV B mạn tính có HBeAg (+): thuốc uống kéo dài ít nhất là 12 tháng.
. Ngưng thuốc khi HBV DNA < 15 IU/ml(khoảng 80 copies/ml) và khoảng 6-12 tháng sau khi chuyển đổi huyết thanh (HBeAg dương tính trở thành âm tính hoặc xuất hiện anti-HBe dương tính).
. VGSV B mạn tính có HBeAg (-): thời gian điều trị khó xác định vì ngưng thuốc rất dễ bị tái phát, có thể kéo dài đến khi mất HBsAg.
Lưu ý: Nếu bệnh nhân đã dùng thuốc và điều trị nhưng không tiến triển, hoặc viêm gan B đã chuyển sang gia đoạn xơ gan, hoặc phụ nữ có thai, hoặc trẻ em dưới 12 tuổi…Thì cần sử dụng theo các phác phù hợp hơn.

II. CHẾ ĐỘ ĂN – UỐNG VÀ NGHỈ NGƠI HỢP LÝ VÀ CÓ LỢI CHO GAN

Điều trị viêm gan B nên ăn gì

Chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng với bệnh nhân đang điều trị viêm gan B, do đó, bệnh nhân cần thực hiện tốt khẩu phần ăn theo hướng dẫn sau:
– Uống nhiều nước tinh khiết: ngày từ 2 – 3 lít nước, nhưng hạn chế uống vào gần giờ đi ngủ
– Khẩu phần ăn nhiều đạm, nhiều đường nhưng hạn chế tối đa dầu mỡ động vật, có thể dùng dầu thực vật.
– Ăn nhiều chất xơ: rau xanh, củ, quả
– Tuyệt đối nói không với các thực phẩm có du lượng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật, các thực phẩm đã có dấu hiệu hư hỏng, các thực phẩm có độc tố cao.
– Không bia rượu
– Không nên ăn kiêng thái quá, nên ăn làm nhiều bữa, mỗi bữa một ít, nếu được có thể đổi bữa ăn chính vào lúc sáng và trưa, chiều tối nên ăn nhẹ.

Điều trị bệnh viêm gan B nên kiêng ăn gì

Lưu ý: Bệnh nhân cần bổ sung các loại thực phẩm, thực phẩm chức năng có lợi cho gan, tăng giải độc gan, mát gan như: Cà gai leo, aktiso, nước nhân trần, lá vối, trà ổ khoa,…Các loại này mang tính giải độc gan rất tốt giúp giảm áp lực thải độc của gan từ đó cho lá gan thêm sự nghỉ ngơi để hồi phục nhanh hơn.

Cách điều trị bệnh viêm gan B bằng cà gai leo lá vối

Thuốc hỗ trợ điều trị Viêm gan B bằng Cà gai leo

Nghỉ ngơi:
– Không cần thiết nghỉ ngơi tuyệt đối và hoàn toàn tại giường nhưng làm việc nặng, gắng sức làm cho bệnh diễn tiến phức tạp và kéo dài.
– Thời gian nghỉ ngơi nên kéo dài cho đến khi hết vàng da- mắt và transaminases< 2 lần so với trị số cao nhất của giới hạn bình thường,
– Không nên lao động nặng, gắng sức ít nhất là 3 tháng kể từ khi hết giai đoạn nghỉ ngơi.

III. THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN VỀ LÂM SÀNG VÀ XÉT NGHIỆM

Về lâm sàng:
Theo dõi diễn tiến của vàng da – mắt, rối loạn tiêu hóa, tình trạng uể oải, mệt mỏi, có hay không xuất huyết, phù chi, báng bụng, rối loạn tri giác…
Về xét nghiệm:
– Xét nghiêm men gan AST và ALT hàng tuần cho đến khi < 2 lần so với trị số cao nhất của giới hạn bình thường, sau đó mỗi tháng một lần, ít nhất trong 6 tháng. Nếu AST, ALT tiếp tục tăng hoặc kéo dài > 6 tháng, bệnh nhân có biểu hiện của bệnh viêm gan mạn tính.
– Xét nghiệm máu: HBsAg, anti-HBs, anti-HCV mỗi 3 tháng. Nếu sau 6 tháng kể từ khi có biểu hiện viêm gan cấp, bệnh nhân vẫn còn HBsAg (+), hoặc anti-HCV (+) có nghĩa là bệnh viêm gan siêu vi cấp đã chuyển sang giai đoạn mạn tính. Nếu anti-HBs (+), IgM anti-HBc trở thành (-) có nghĩa là bệnh nhân VGSV B cấp có biểu hiện phục hồi.
– Siêu âm bụng để phát hiện các bệnh gây tắc mật.

IV. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN B: YẾU TỐ TINH THẦN LÀ TỐI QUAN TRỌNG

Những thông điệp sau chúng tôi xin gửi đến tất cả nhưng ai đã phát hiện viêm gan B, hoặc bị viêm gan b nhưng chưa phát hiện và kết cả những người hoàn toàn không có bệnh về gan:

1. Đã đến lúc chúng ta ngừng ngay việc chủ quan với các bệnh về gan

Điều trị bệnh viêm gan B tại Việt Nam

Việt Nam hiện nay có khoảng 10.000.000 người bị viêm gan B, nói cách khác là có virus viêm gan B tồn tại trong cơ thể, và bệnh có thể ở giải đoạn cấp tính hoặc mãn tính. Mỗi năm Việt Nam có 22.000 người tử cong do ung thư gan trong đó 80% do viêm gan B biến chứng, ngoài ra một lượng người tử vong cũng không nhỏ do xơ gan, suy gan cũng có nguyên nhân từ viêm gan B.
Một tỷ lệ không nhỏ điều trị viêm gan B nhưng không mang lại hiệu quả do sự chủ quan, không có quyết tâm điều trị, chủ quan với bệnh, vẫn sử dụng các chất có hại cho gan, vẫn tiếp tục dùng chất có cồn, vẫn tiếp tục ăn các thực phẩm bất lợi cho gan…
Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc Viêm Gan B đã trở thành hiểm họa tại Việt Nam đó là sự chủ quan của chính chúng ta, từ những người mắc bệnh đến những người có nguy cơ mắc bệnh.

2. Viêm Gan B hiện nay chưa có phương pháp loại bỏ hoàn toàn virus nhưng không quá khó để điều trị hiệu quả nên hãy lạc quan, đừng quá lo lăng khi bị viêm gan B

Điều trị hiệu quả tức là làm cho virus không phát triển thêm, không làm cho viêm gan B biến chứng nặng hơn, và giúp lá gan vẫn đảm bảo được sự khỏe mạnh (nói cách khác là sống chung với virus viêm gan B một cách khỏe mạnh)
Việc điều trị hiệu quả viêm gan B là không quá khó khăn và cung không quá tốn kém nếu chúng ta chưa phát hiện bệnh quá muộn.

3. Điều trị viêm gan B cần nhất sự quyết tâm và tuân thủ nghiêm chỉ dẫn của bác sĩ

– Điều trị tuân thủ nghiêm phác đồ của bác sĩ
– Tập cách ăn uống, sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ
– Tái khám và kiểm tra đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ
Chắc chắn với những sự tuân thủ trên, bạn sẽ điều trị viêm gan B một cách hiệu quả.

4. Với tất cả chúng ta: Hãy ăn uống sạch và lành mạnh, từ bỏ các thói quen làm hại gan

– Ăn các thực phẩm sạch
– Uống đủ lượng nước
– Khẩu phần đủ chất xơ: rau xanh, củ, quả
– Hạn chế đồ béo
– Quan trọng nhất: hạn chế tối đa chất cồn, chất kích thích

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *