Nói đến các lại thuốc hỗ trợ điều trị xương khớp hay thoát vị đĩa đệm chắc chắn Glucosamine sẽ được nhắc đến đầu tiên. Glucosamine thực sự là một biệt dược quan trọng giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa các bệnh liên quan đến xương khớp, đĩa đệm và sụn.
Vậy:
– Glucosamine là gì và tác dụng của nó với thoát vị đĩa đệm, xượng khớp và sụn?
– Glucosamine có gây phản ứng phụ hoặc chống chỉ định trong trường hợp nào?
– Sử dụng Glucosamine như thế nào để hiệu quả cao
GLUCOSAMINE LÀ GÌ?
Về mặt hóa học, Glucosamine là tên gọi của một loại đường amin bên trong cơ thể, được chính cơ thể chúng ta tổng hợp nên. Công thức hóa học của glucosamine là C6H13NO5. Glucosamine tồn tại ở hai dạng glucosamine sulfate và glucosamine hydrochloride.
Glucosamine được cơ thể dùng để sản xuất ra các proteoglycan (thành phần cấu tạo chủ yếu của mô đã đệm). Những phân tử proteoglycan này hợp với nhau thành mô sụn và mô đĩa đệm và đó là lý do vì sao glucosamine gắn liền với các vấn đề liên quan đến xương khớp, sụn, đĩa đệm.

(Glucosamin là hoạt chất cơ bản giúp tạo thành các thành phần của đĩa đệm, trong đó chủ yếu là nhân keo đĩa đệm)
Vai trò của Glucosamine đối với sụn khớp và đĩa đệm?
– Vai trò cấu thành sụn khớp và đĩa đệm: Glucosamine chính là hoạt chất chủ yếu tạo ra proteoglycan (Proteoglycan, Collagen, tế bào sụn, trong đó proteoglycan chiếm tỷ trọng nhiều nhất). Không chỉ trực tiếp tạo ra proteoglycan mà Glucosamine còn kết hợp với chondroitin để tạo nên Collagen. Như vậy, Glocusamine là yếu tố căn bản tạo nên đĩa đệm và sụn khớp.
– Vai trò duy trì sức khỏe đĩa đệm và sụn khớp: Như ta biết, cơ thể người luôn xảy ra quá trình lão hóa ở mọi bộ phận. Xương khớp, đĩa đệm cũng vậy. Theo thời gian mô đĩa đệm, sụn khớp cũng mất đi và chính Glucosamine lại làm nhiệp vụ cung cấp mô sụn và mô đĩa đệm mới.
– Vai trò tái tạo và sữa chữa sụn khớp và đĩa đệm bị tổn thương: Khi sụn khớp hay đĩa đệm bị thoát vị sẽ mất đi một lượng mô sụn khớp và đĩa đệm. Lúc này, glucosamine lại đóng vai trò sữa chữa. Nó đóng góp vào quá trình tạo mô sụn và mô đĩa đệm mới thay thế mô sụn hay đĩa đệm đã bị mất đi hoặc tổn thương.
Nói cách khác, Glucosamine là thành phần quan trọng nhất để đảm bảo cho một hệ xương khớp, sụn khớp và đĩa đệm khỏe mạnh.
SỰ SUY GIẢM GLUCOSAMINE Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI BỊ BỆNH CÓ BỆNH XƯƠNG KHỚP VÀ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Glucosamine là chất mà cơ thể chúng ta vẫn tự sản sinh ra. Nhưng quá trình sản sinh glucosamine sẽ suy giảm rõ rệt khi:
– Khi chúng ta lớn tuổi, khả năng tự tổng hợp glucosamin của cơ thể bị giảm xuống, càng lớn tuổi sự quá trình tổng hợp glucosamin giảm đi càng rõ rệt. Đó là lý do người lớn tuổi bắt đầu bị suy yếu mạnh mẽ về xương khớp, xuất hiện nhiều bệnh liên quan đến xương khớp, sụn, đĩa đệm.
Đồng thời ở người lớn tuổi sụn khớp và đĩa đệm trở nên mong manh hơn bao giờ hết, chỉ cần một chấn thương nhẹ cũng có thể dẫn đến thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp.
– Y học hiện đại đã chứng minh là với người có bệnh xương khớp, sụn và đĩa đệm thì khả năng hấp thụ glucosamin trở nên kém hơn hẵn. Đó cũng là lý do làm cho người mắc các bệnh này càng lúc càng trở nặng.

(Ở người thoát vị đĩa đệm hoặc có bệnh về xương khớp thì khả năng hấp thụ glucosamin tại vị trí bị thoát vị là kém hơn hẳn – Bệnh sẽ ngày càng năng hơn)
Và khi cơ thể không sản sinh ra đủ lượng glucosamin cần thiết thì nguồn glucosamine ngoại sinh (thực phẩm, thuốc hổ trợ, thực phẩm chức năng) là vô cùng cần thiết.
THUỐC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM GLUCOSAMINE
(Còn gọi: thực phẩm chức năng glucosamine)
Công dụng của glucosamine trong điều trị thoát vị đĩa đệm là gì?
Tái tạo các phần đĩa đệm bị tổn thương: Glucosamine khi được bổ sung vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành các proteoglycan (Và proteoglycan là thành phần chính của nhân keo đĩa đệm).
– Làm giảm dần các biểu hiện của thoát vị đãi đệm: giảm đau, cột sống vận động tốt hơn, ngăn chặn các biến chứng thoát vị đĩa đệm. Glucosamine làm tăng sản xuất chất nhầy dịch khớp nên tăng độ nhớt, tăng khả năng bôi trơn giữa các đốt sống giúp các đốt sống vận động tốt hơn và làm giảm các biểu hiện của thoát vị đĩa đệm
– Tăng tính đàn hồi cho địa đệm: Glucosamin thường kết hợp với chondrotin sulfate, một phân tử cũng hiện diện tự nhiên trong các sụn đĩa đệm, sụn khớp từ đó tạo tính đàn hồi cho sụn đĩa đệm ngăn ngừa sự phá hủy của sụn đĩa đệm bởi các enzym.
– Glucosamin kết hợp với MSM (Methyl Sulfonyl Methane) trong cơ thể để sản sinh ra Collagen. Collagen là thành phần cấu tạo nên bao xơ đĩa đệm.
Tóm lại: Với người bị thoát vị đĩa đệm thì glucosamine sẽ có 2 chức năng chính rất hửu hiệu: phục hồi dần đĩa đệm bị tổn thương và giảm các biểu hiện của bệnh.
Glucosamine có gây tác dụng phụ hay không?
Rất nhiều người cho răng vì glucosamin là một hoạt chất hoàn toàn lành tính và không gây bất kỳ phản ứng phụ nào nên có thể uống nó mà không sợ phản ứng phụ hay các tổn hại khác. ĐIều này chưa hẵn đã đúng. Glucosamin có thể gay phản ứng phụ và có thể không phù hợp với một số người. Cụ thể:
Glucosamin có thể gây các phản ứng phụ như: chứng đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa, buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu, dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, móng trở nên cứng… Glucosamin cũng có thể gây tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch. Tùy cơ địa mỗi người, phần lớn sẽ không gặp phải các phản ứng phụ này, nhưng một số khác lại bị.
Ai không nên sử dụng Glucosamine?
– Người có dị ứng với tôm cua, sò, ốc, hến và hải sản không nên sử dụng glucosamine. Vì thực tế, glucosamin được chết xuất từ các loại động vật này.
– Glucosamin không dùng cho trẻ dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
– Một số đối tượng cần theo dõi kỹ hơn khi uống glucosamin: người đang bị cảm, bệnh tai mủi họng, bệnh đái tháo đường, người bị bệnh rối loạn đông máu.
– Glucosamine còn có thể làm giảm khả năng đông máu, do đó, những bệnh nhân rối loạn chảy máu, người đang uống thuốc gây loãng máu, người đang uống aspirin hằng ngày, nếu dùng glucosamin nên kiểm tra thường xuyên thời gian đông máu để kiểm soát tình hình.
CÁCH SỬ DỤNG GLUCOSAMINE THẾ NÀO LÀ HIỆU QUẢ NHẤT ?
Liều dùng Glucosamine:
Theo các chuyên gia xương khớp, lượng glucosamine bạn nên sử dụng mỗi ngày là khoảng 800 mg – 1.500mg.
Nếu có bệnh về xương khớp, thoát vị đĩa đệm, tổn thương sụn hoặc ở người lớn tuổi thì chúng ta nên sử dụng từ 1.200mg -1.500mg glucosamin.
Nếu bạn ở độ tuổi trẻ hơn (dưới 40 tuổi) và không có bệnh xương khớp, thoát vị đĩa đệm, sụn khớp thì nên sử dụng từ 800mg – 1200mg Glucosamin.
Và nếu cơ địa bạn thích hợp với glucosamin (không chống chỉ định như đêu nếu trên, không có phản ứng phụ) thì chúng ta có thể sử dụng nó liên tục trong một thời gian dài mà hoàn toàn không có bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào đến sức khỏe.
Liều dùng Glucosamine cho một số trường hợp cụ thể:
Người bị đau nhức, thoái hóa khớp ở mức độ nhẹ đến trung bình: Uống 2 viên glucosamine mỗi ngày, chia làm 2 lần.
Người bị đau nhức xương khớp thể nặng: Uống 4 viên glucosamine mỗi ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 2 viên. Sau khi sử dụng được 2 tuần đầu, bạn giảm và duy trì liều lượng xuống 2 viên glucosamine mỗi ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 1 viên.
Người khỏe mạnh muốn phòng bệnh xương khớp: Uống 1-2 viên glucosamine mỗi ngày.
Sau khi uống glucosamin bao nhiều ngày thì bắt đầu cảm nhận được hiệu quả?
Uống glucosamine bao lâu thì có tác dụng?
Các sản phẩm viên uống glucosamine thường cho tác dụng giảm đau sau khoảng 10 ngày sử dụng. Tuy nhiên, để đem lại hiệu quả nhanh hơn, nhiều người có kết hợp dùng thêm các thuốc chống viêm giảm đau như NSAID với glucosamine ở tuần đầu tiên. Sau đó thì ngưng uống NSAID trong khi Glucosamin vẫn tiếp tục được sử dụng bình thường.
Và sử dụng càng lâu thì biểu hiện của bệnh sẽ giảm dần, vận động tốt hơn, các biến chứng đi kèm thoát vị đĩa đệm (đau lưng, mỏi gối, tê tay, đau mỏi chi dưới, rối loạn tiểu tiện…) cũng sẽ giảm dần.
Cách sử dụng glucosamin hiệu quả nhất?
Glucosamin chỉ là một trong các hoạt chất giúp hồi phục đĩa đệm. Để hồi phục đĩa đệm cơ thể chúng ta cần được bổ sụng thêm các hoạt chất sau: Chondroitin, MSM, Collagen type 2, canxi. Ngoài ra, để góp phần giúp kháng viêm ở vùng đĩa đệm thoát vị chúng ta cần thêm Omaga 3. Đặc biệt là Chondroitin.
Chondroitin là một thành phần tự nhiên bên trong cơ thể, tham gia cấu tạo sụn lót đệm cho các khớp xương. Chondroitin còn ngăn chặn một cách hiệu quả sự phá hoại của các enzyme lên các mô sụn.
Chondroitin giúp tăng cường và phát triển các chất bôi trơn, qua đó giúp tăng độ đàn hồi của sụn khớp. Sức mạnh đàn hồi tốt của sụn chính một phần lớn nhờ vào Chondroitin. Tác dụng của Chondroitin đồng thời giúp làm chậm quá trình suy giảm sụn bên trong cơ thể.
Đặc biệt, Chondroitin được nghiên cứu nhiều trong tác dụng giảm đau và hỗ trợ điều trị các cơn đau do viêm khớp. Kết quả cho thấy, tác dụng của Chondroitin giúp giảm đau hiệu quả tương tự một số thuốc giảm đau như aspirin hay NSAIDs. Tuy nhiên, nếu như các loại thuốc kia thường gây cảm giác khó chịu cho dạ dày, thậm chí gây viêm loét dạ dày thì tác dụng phụ này ở Chondroitin là rất thấp.
Như vậy, sự kết hợp giữa Glucosamine và Chondroitin đem đến hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp rất tốt. Cơ chế tác dụng của glucosamine và chondroitin khi được bổ sung dưới dạng thành phần trong cùng một sản phẩm thực phẩm chức năng chính là làm thay đổi những tổn thương trong sụn khớp theo chiều hướng tích cực. Đặc biệt, tác dụng của glucosamine hay chondroitin sẽ được phát huy một cách tối đa khi được kết hợp với nhau.
KẾT LUẬN: Cách dùng Glucosamin hiệu quả nhất là khi nó được dùng cùng với Chondroitin, MSM, Collagen type II không biến tính, Omega 3 và Canxi. Bộ 6 hoặt chất này mang lại hiệu quả khôi phục đĩa đệm và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả và mang tính lâu dài, căn cơ nhất.