Điều trị xơ gan không phải là việc đơn giản đó là lý do mà trước đây bệnh này được liệt vào “tứ chứng nan y”. Nhưng hiện nay, việc điều trị xơ gan đã có những phương pháp đem lại hiệu quả rất cao với sự tuân thủ nghiêm phác đồ điều trị, sự kiên nhân và sự quyết tâm của người bệnh.
Bài viết này sẽ nêu về 1 kế hoạch điều trị xơ gan đã được chứng minh mang lại hiệu quả rất cao, kế hoạch này bao gồm 2 mặt, cụ thể:
– Phác đồ điều trị của bệnh viện dựa vào giai đoạn tiến triển của bệnh
– Hỗ trợ điều trị bằng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và luyện tập hợp lý
Nếu bệnh nhân quyết tâm thực hiện theo kế hoạch này thì hiệu quả điều trị sẽ tối ưu:
Trước hết, chúng tôi sẽ trả lời câu hỏi:
BỆNH XƠ GAN CÓ CHỮA KHỎI ĐƯỢC KHÔNG?
Xơ gan là tổn thương gan mạn tính không hồi phục và biểu hiện là các phần gan bị tổn thương sẽ chuyển hóa thành mô xơ gan (sẹo gan). Một khi gan đã bị xơ thì phần xơ đó sẽ không thể trở lại bình thường hoàn toàn.
Điều trị xơ gan tuy là không làm gan hồi phục 100% nhưng sẽ ngăn bệnh không tiến triển thêm (Vùng xơ gan không tăng thêm), không gây ra các biến chứng, duy trì chức năng gan ở mức an toàn cho cơ thể.
Như vậy có thể kết luận: Điều trị bệnh xơ gan là không thể hồi phục 100%, những mô gan đã bị xơ không thể hồi phục. Nhưng việc điều trị sẽ khống chế bệnh ở mức an toàn cho cơ thể, đảm bảo gan vẫn làm đầy đủ chức năng của nó, cơ thể vẫn ở trạng thái khỏe mạnh.

(Vùng gan bị xơ là không thể hồi phục nhưng điều trị đúng cách sẽ chăn đứng bệnh và khống chế nó ở mức an toàn cho người bệnh. Phát hiện càng sớm điều trị xơ gan càng đơn giản và hiệu quả cao)
ĐIỀU TRỊ XƠ GAN BẰNG KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
Mục tiêu của phương pháp điều trị này:
– Hồi phục các vùng gan bị tổn thương nhưng chưa chuyển hóa thành mô xơ.
– Điều trị nguyên nhân làm gan tổn thương như: viêm gan B, C, tăng men gan, gan nhiễm mỡ, tiêu diệt ký sinh trùng hại gan…
– Điều trị hỗ trợ: giúp tăng cường chức năng gan, đảm bảo gan hoạt động tốt
– Điều trị biến chứng do xơ gan gây nên và ngăn các biến chứng khác: ung thư, xuất huyết tiêu hóa, suy thận, hội chứng não gan, tụ dịch bụng gây trương bụng, có trướng…
A. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH VIỆN
1. Chẩn đoán bệnh
Chẩn đoán bệnh giúp xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh xơ gan, xơ gan giai đoạn nào, các biến chứng đã xuất hiện, mức độ nghiêm trọng của biến chứng…Từ đó, có phác đồ điều trị chuẩn xác.
Các loại chẩn đoán:
– Chân đoán lâm sàng
– Xét nghiệm, gồm các xét nghiệm sau:
• Công thức máu ngoại biên.
• Đông máu cơ bản (PT%).
• Sinh hóa máu: Albumin, billirubin TP/TT, AST, ALT, GGT, aFP, glucose, ure, creatinin, điện giải đồ, canxi, NH3 ( khi tiền hôn mê, hôn mê gan).
• Xét nghiệm virus: HbsAg, Anti HCV.
• Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu, điện giải niệu (khi có cổ trướng)
• Siêu âm bụng.
• Soi thực quản dạ dày phát hiện giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày.
• Nếu có cổ trướng: xét nghiệm sinh hóa, tế bào.
– Chẩn đoán phân biệt: Viêm gan, tắc mật, xơ gan tim, tăng áp lực tĩnh mạch cửa do các nguyên nhân khác.
2. Phác đồ điều trị của bệnh viện

(Dù nhập viên hay điều trị ngoại trú thì bệnh nhân cân tuân thủ rất nhiêm phác đồ của bác sĩ)
2.1. Điều trị các biểu hiện xơ gan, ngăn chặn gan tổn thương và điều trị các biến chứng do xơ gan
– Rối loạn đông máu: vitamin K dùng 3 ngày nếu tỉ lệ prombin không tăng dừng sử dụng vitamin K . Truyền huyết tương tươi nếu có nguy cơ chảy máu.
– Tăng đào thải mật: ursolvan, Cholestyramin (Questran)
– Truyền albumin human nếu albumin máu giảm (Albumin < 25g/l) và có phù hoặc kèm tràn dịch các màng
– Truyền dung dịch acid amin phân nhánh: morihepamin, aminosteril N-hepa 500 ml/ ngày
– Vitamin nhóm B uống hoặc tiêm
– Lợi tiểu: nếu có phù hay cổ trướng: bắt đầu bằng spironolacton 100mg/ ngày tăng dần có thể phối hợp với furosemide liều ban đầu 40mg/ ngày. Trong quá trình dùng thuốc lợi tiểu giai đoạn giảm cân nên duy trì giảm đều 500g/ ngày không vượt quá 1kg/ ngày
– Điều trị cổ trướng:
• Hạn chế lượng muối hàng ngày <2g/ngày (<22 mmol/ngày)
• Hạn chế nước: < 1 lít/ ngày
• Theo dõi điện giải đồ 3-7 ngày một lần
• Theo dõi cân nặng và nước tiểu hàng ngày
Lưu ý:
Đối với cổ trướng ít và vừa tiến hành dùng lợi tiểu đơn thuần. Trong trường hợp cổ trướng nhiều làm bệnh nhân căng tức bụng hoặc khó thở tiến hành dùng thuốc lợi tiểu đồng thời chọc tháo dịch 2-3l cứ 2-3 ngày một lần cùng với truyền albumine 8-10g/l dịch cổ trướng tháo đi.
Đối với trường hợp cổ trướng nhiều khó điều trị ( là khi mà phải dùng lợi tiểu liều cao spirolactone 400mg và furosemide 160mg/ ngày mà không đáp ứng ): Tiến hành chọc dịch cổ trướng nhiều lần trong tuần cùng với truyền albumine 8g/l dịch cổ trướng tháo đi hoặc dùng TIPS hoặc làm shunt màng bụng hoặc ghép gan.
– Dùng thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa do giãn tĩnh mạch thực quản và giãn TM dạ dày:

(Đầu tiên, chặn đứng gan tổn thương thêm, ngăn chặn các biến chứng, hồi phục một số vùng gan tổn thương……)
2.2. Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây xơ gan:
Các nguyên nhân gây xơ gan gồm: Các loại bệnh viêm gan, trong đó đặc biệt là viêm gan B và Viêm gan C, tăng men gan, gan nhiễm mở, gan nhiễm ký sinh trùng như sán lá gan.

(Loại bỏ nguyên nhân khiến gan bị tổn thương như viêm gan virus)
B. HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CHẾ ĂN – UỐNG, NGHỈ NGƠI HỢP LÝ
1. Người mắc bệnh xơ gan nên ăn gì?
(*) Người xơ gan cũng cần lượng chất đạm như người bình thường
Quan điểm bị xơ gan kiến chất đạm là hoàn toàn sai lầm! Người xơ gan cần lượng chất đạm như người bình thường. Và lưu ý, là nên ăn các thực phậm chứa đạm nhưng ít chất béo, đạm thực vật là tốt nhất.
Các thực phẩm giàu đạm cần được lựa chọn trong thực đơn dinh dưỡng cho người xơ gan là thịt, cá, trứng, sữa, ngũ cốc… Theo các chuyên gia, nguồn protein từ thực vật luôn được ưu tiên như đậu hà lan, đậu đỏ, đậu đen…
Nhưng lưu ý, trường hợp người bệnh hôn mê sâu thì cần cắt hoàn toàn khẩu phần ăn chứa đạm, vì nó có thể làm tình trạng bệnh trở nên xấu đi.

(Nguồn đạm là rất cần cho người bệnh xơ gan, đặc biệt là đạm thực vật, cá và chỉ kiêng các loại đạm giàu gốc béo)
Vitamin và chất xơ
Vitamin và chất xơ có nhiều trong rau xanh và trái cây tươi. Chúng rất cần cho việc giúp gan giải độc, tống khứ các chất có hại ra khỏi cơ thể. Ăn nhiều rau xanh và trái cây cũng là cách để cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, các món rau nên được chế biến dưới dạng hấp hoặc luộc. Vì các món này sẽ khiến bệnh nhân dễ tiêu, dễ hấp thu và bảo toàn tối đa lượng chất dinh dưỡng có lợi.
Thực phẩm giàu chất Beta-carotene
Cà rốt được biết đến là nguồn beta-carotene phong phú, đây là chất chống oxy hoá mạnh. Chất chống oxy hóa này giúp bảo vệ gan chống lại các bệnh như xơ gan. Nó cũng giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể
Thực phẩm giàu vitamin B, C và E
Thực phẩm giàu vitamin B, C và E đặc biệt rất quan trọng đối với sức khoẻ của gan. Các loại thực phẩm như cá, trứng và sữa chứa nhiều những vitamin này. Mọi người phải tăng tiêu thụ các loại thực phẩm này, vì chúng giàu chất chống oxy hoá, giúp loại bỏ các gốc tự do cũng như ngăn ngừa các bệnh khác và làm sạch gan.
Thực phẩm giàu Omega-3 Fatty Acids
Thực phẩm chứa nhiều axit béo omega-3 bao gồm cá hồi, cá mòi, cá ngừ và cá thu, rất có lợi cho điều trị bệnh xơ gan. Những thực phẩm này rất tốt cho hệ tiêu hóa và phải được bao gồm trong chế độ ăn uống của bệnh nhân xơ gan
Uống đủ nước
Theo các bác sĩ, người bệnh xơ gan không cần hạn chế nước. Vì nước rất cần để gan thải độc tố ra ngoài cơ thể. Tương tự như người bình thường, bạn vẫn rất cần 1,5 – 2 lít nước được cung cấp mỗi ngày. Lưu ý, nếu người bệnh bị xơ gan cổ trướng, bụng quá to thì chỉ nên uống dưới 1 lít nước/ngày.
Ăn nhiều bữa
Khẩu phần dinh dưỡng cho người xơ gan cần được chia ra thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Một ngày cần ăn 5 -6 lần và nên có bữa phụ vào lúc 9-10 giờ tối để tránh tình trạng hạ đường huyết ban đêm. Mỗi bữa ăn cần một lượng ít thực phẩm hấp thu vào cơ thể. Điều này giúp ngăn ngừa thiếu hụt các glycogen dự trữ. Ngoài ra, ăn ít trong một bữa còn làm giảm sự oxy hóa các chất béo, hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn. Người bệnh nên nhớ không được ăn quá no vì khi ấy gan phải làm việc quá tải khiến tình hình bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Lưu ý: Bệnh nhân xơ gan cần hạn chế ăn mặn trong bữa ăn của mình.
Trong chế độ dinh dưỡng cho người xơ gan cũng nên lưu ý cắt giảm lượng muối tối đa, hạn chế ăn mặn. Vì khi cơ thể tích muối tích nước quá nhiều rất dễ gây phù trướng bụng. Song song đó cần bổ sung nhiều chất có tác dụng lợi tiểu cho người bệnh.
2. Người mắc bệnh xơ gan nên kiêng gì?
Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia hoặc tất cả các loại thức uống có cồn.

(Rượu, bia không khác gì thuốc độc dành cho người xơ gan, cái chết đến rất nhanh…)
Nếu đã bệnh xơ gan mà còn sử dụng các chất có cồn thì chắc chắn bệnh sẽ không thể chữa khỏi mà dù dùng phác đồ điều trị nào. Rượu, bia đối với người xơ gan cũng giống như thuốc độc, bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và cái chết cũng đến rất gần. Xơ gan + rượu, bia = xuất huyết tiêu hóa, suy gan, suy thận, tràn dịch ở bụng, sưng viêm đường hô hấp, cổ trướng, bụng trướng = cái chết.
Hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm động vật
Người xơ gan cũng cần lượng đạm như người bình thường nhưng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu đạm và giàu gốc béo. Lưu ý: là chúng ta hạn chế chứ không phải là kiêng hay cấm. Chúng ta nên hạn chế các loại thịt bò, heo thay vào đó bổ sung đạm từ cá, trứng, các loại rau, củ, quả …để giảm áp lực thải độc gan.
Đặc biệt, nên kiêng các loại thực phẩm chiên, đặc biệt là chiên bằng mỡ, dầu động vật….

(Có thể ăn nhưng nên hạn chế đạm động vật)
Nói không với thực phẩm bẩn
Đó là các loại thực phẩm có chứa nhiều độc tố: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thực phẩm màu hóa học, các thực phẩm không rõ nguồn xuất xứ.
Ngoài ra, cần tránh xa các loại thực phẩm đã có dấu hiệu phân hủy: thực phẩm ươn, các loại thực phẩm muối (dưa chua…), đồ ăn đã có dấu hiệu ôi thiu.
Hạn chế chất béo
Chất béo sẽ gây nên hện tượng béo phí và làm tăng gan nhiễm mỡ từ đó gây áp lực lớn lên gan. Làm gan dể tổn thương hơn và quá trình điều trị sẽ khó khăn hơn
Hạn chế các loại đồ uống như nước ngọt: nước ngọt có Gas, nước ngọt có màu hóa học, đường hóa học…
Tránh xa thuốc lá
Thuốc lá không chỉ hại phổi mà nó hại cả gan, độc tố trong khối thuốc lá làm tăng phá hủy tế bào gan, tăng áp lực giải độc của gan từ đó gan tổn thương nhanh hơn.
3. Tăng cương các loại thảo dược, thực phẩm chức năng lợi gan sẽ đẩy nhanh hiệu quả điều trị một cách không ngờ
Thực tế, rất nhiều bệnh nhân xơ gan thậm chí khá năng sau khi điều trị bằng phác đồ của bệnh viên, song song sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng, thảo dược lợi gan:
– Cà gai leo,
– Lá hoặc trái ổ khoa,
– Lá vối hoặc nụ vối,
– Actiso
– Rau mã đề
– Nhân trần
Đây là những loại thảo dược (dạng chưa qua chế biến hoặc thực phẩm chức năng) vô cùng tốt cho gan. Chúng làm tăng khả năng giải độc của gan, giảm áp lực lên gan, loại bỏ mỡ gan, hạ men gan. Đặc biệt, cà gai leo được gọi là khắc tinh của các chứng bệnh về gan trong cả điều trị bệnh cũng như phòng bệnh
4. Chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho người bị xơ gan
Đầu tiên, hãy giữ tâm lý thật lạc quan và vui vẻ, đừng quá lo lắng vì xơ gan là có thể chữa khỏi chỉ cần chúng ta quyết tâm.
Người bị bệnh gan nên giữ tâm lí thoải mái, vui vẻ, tinh thần lạc quan và đặc biệt cần có tâm thái kiên trì chống lại bệnh, không lo lắng và sợ hãi vì căn bệnh của mình. Chỉ có như vậy người bệnh với có thể lạc quan, nâng cao tính miễn dịch của cơ thể và thêm vào đó là nâng cao tác dụng của thuốc.
Nghỉ ngơi hợp lý
Đồng thời chú ý nghỉ ngơi, không lao động quá sức, kết hợp các động tác vận động tay chân một cách nhẹ nhàng. Chế độ nghỉ ngơi tốt đặc biệt có lợi cho việc hồi phục các tế bào gan và cung cấp dinh dưỡng cho gan, vận động có thể tăng cường thể lực, tăng cường khả năng kháng bệnh. Nghỉ ngơi kết hợp với vận động nhẹ còn có ý nghĩa tích cực đối với việc bảo vệ tế bào gan, thúc đẩy các tế bào gan sinh sản, tiêu diệt các tế bào xấu chuyển thành nên xơ gan.
Sự động viên và giám sát điều trị của người thân là rất quan trọng
Bệnh xơ gan cần sự quyết tâm của người bệnh để:
– Tuân thủ phác đồ của bệnh viện
– Tránh xa các chất có cồn hoặc chất làm hại gan
– Ăn uống đầy đủ và đúng cách, nghỉ ngơi hợp lý
Vì vây, người thân cần chăm sóc tốt, giám sát đôn đốc người bệnh sẽ đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh nhanh lành.