Tế bào gốc là gì?

Giới khoa học tin rằng tế bào gốc có thể giải quyết được tất cả những vấn đề trên cơ thể một con người từ khuyết tật bẩm sinh, bệnh nan y, HIV, ung thư…Còn thực tế, tế bào gốc đã được ứng dụng thành công trong nhiều lĩnh vực y tế: Hỗ trợ điều trị một số loại ung thư, Parkinson, Alzheimer, chấn thương tủy sống, đột quỵ, bệnh tim, đái tháo đường và đang được ứng dụng rộng rãi trong điều trị da.
Bài viết sau sẽ giải thích rõ các vấn đề:
– Tế bào gốc là gì?
– Các loại tế bào gốc
– Vài trò của tế bào gốc với một cơ thể

TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ?

Cơ thể người – tế bào

Bạn hãy hình dung cơ thể chúng ta như một sa mạc và sa mạc đó được tạo thành từ những dải cát liên tiếp nhau và mỗi dải cát được tạo thành từ hàng tỷ hạt cát. Cơ thể người cũng vây, được tạo thành từ rất nhiều bộ phận, mỗi bộ phận được tạo thành từ hàng tỷ tế bào.
Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của sự sống, và tất cả mọi chi tiết trong một cơ thể người được tạo thành từ hàng tỷ tế bào. Và ở thể của một người trung bình thường chứa khoảng 30 đến 40 nghìn tỷ tế bào và bao gồm hơn 200 loại tế bào.

(Cơ thể người được tạo thành từ 30 – 40 nghìn tỷ tế bào được chia thành hơn 200 loại tế bào)

Vậy tế bào gốc là gì?

Tế bào gốc là một dạng tế bào nguyên bản, nó tạo ra toàn bộ những loại tế bào khác trong cơ thể, nói cách khác tế bào gốc là nhà cung cấp tế bào mới khi các tế bào cũ mất đi. Ví dụ, tế bào gốc của da sinh ra những tế bào gốc mới của da, hoặc tạo ra những tế bào với những chức năng riêng biệt, như là giúp cho sắc tố của da.

TẾ BÀO GỐC CÓ MẤY LOẠI?

Tế bào gốc có thể chia làm 2 loại: Tế bào gốc chưa biệt hóa và tế bào gốc biệt hóa. Trong đó, tế bào gốc chưa biệt hóa sẽ sản sinh ra tế bào gốc biệt hóa.

(Như hình trên: TBG thần kinh, máu, gan, cơ… gọi là tế bào gốc biệt hóa và được sinh ra từ quá trình phân bào của tế bào gốc chưa biệt hóa)

VAI TRÒ CỦA TẾ BÀO GỐC ĐỐI VỚI MỘT CƠ THỂ LÀ GÌ?

Tế bào gốc cơ 2 chức năng cơ bản đối với một cơ thể

1. Chức năng thiết lập

Như đã nều các phần trên thì tế bào gốc qua quá trình phần bào để tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh với đầy đủ các bộ phận.

2. Chức năng tái tạo.

Khi con người chúng ta bị một tổn thương nào đó nghĩa là tế bào chết đi và tế bào gốc đóng vai trò sản sinh ra tế bào mới bù đắp vào lượng tế bào đã chết.
Ví dụ: Khi cơ thể bị bệnh dẫn đến sốt, hàng loạt tế bào hồng cầu mất đi do sốt và lúc này tế bào gốc máu sẽ sản sinh ra tế bào máu bổ sung.

3. Chức năng sửa chữa

Ví dụ: khi một cơ thể mắc một chứng bệnh do tổn thương não, nói cách khác là bị thiếu hút các mô não. Lúc này tế bào gốc sẽ là nguồn sản sinh ra các tế bào não mới để khôi phục các mô não đã bị tổn thương.
Xem thêm:
Có phải tế bào gốc có thể chữa được tất cả các loại bệnh?
• Tế bào gốc được ứng dụng trong y học có nguồn gốc từ đâu?
• Cơ chế chữa bệnh bằng công nghệ tế bào gốc như thế nào?
• Hiện nay, tế bào gốc được ứng dụng trong các lĩnh vực y học nào?

Leave Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *