Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh thực sự tai hại và kèm theo nó là những biến chứng nguy hiểm rất khó điều trị. Đáng tiếc thay là rất nhiều người Việt Nam lại mắc chứng bệnh này bởi sự chủ quan và hiểu không đúng về căn bệnh này.
Bài viết sau sẽ cho chúng ta cái nhìn tổng quan và rõ nét về thoát vị địa đệm ở các nội dung: Khái niệm, biểu hiện, nguyên nhân và biến chứng của thoát vị đĩa đệm
THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM LÀ GÌ?
Đĩa đệm: khái niệm, cấu tạo và vai trò?
Đĩa đệm là gì?
Cột sống của con người có 24 đốt sống nối tiếp nhau từ thắt lưng đến cổ. Phần ở giữa 2 đốt sống chính là đĩa đệm (hình vẽ).

(Địa đệm là thành phần nằm giữa các đốt sống và đóng vài trò rất quan trọng để cột sống chuyển động tốt)
Vai trò của đĩa đệm:
– Giúp các đốt sống di chuyển uyển chuyện từ đó giúp cho cột sống có thể chuyển động uyển chuyển.
– Giảm sóc cơ thể và ngắn các đốt sống tiếp xúc nhau gây từ đó làm cho các đốt sống và toàn cột sống an toàn, không bị tổn thưởng.
Cấu tạo của đĩa đệm:
Đĩa đệm là một cấu trúc có dạng thớ sợi khá chắc chắn xếp theo vòng tâm. Đĩa đệm gồm có nhiều thành phần để cấu tạo thành, trong đó có 3 thành phần chính:

(Địa đệm gồm 3 thành phần chính: nhân keo, bao xơ và sụn đĩa đệm)
Nhân keo (Nhân nhầy)
Nhân keo chủ yếu là các proteoglycans cấu tạo nên. Thành phần của các proteoglycans này gồm: chondroitin sulphates, kratosulphate và dermatan sulphate, hyaluronic acid là chủ yếu.
Nhân keo có tính ngậm nước cao. Nhân keo ở trẻ em chứa tới hơn 80% nước. Khi trưởng thành, nhân keo mất nước dần. Ở người già chỉ còn hơn 60% nước trong nhân keo của đĩa đệm.
Khi có tác động, nhân keo thoát nước ra bên ngoài, đĩa đệm xẹp xuống để chịu lực. Khi lực tác động không còn nữa, nhân keo sẽ phồng lên và hút nước quay lại, làm cho đĩa đệm phồng to lên.
Nhân keo được bảo vệ bởi một tổ chức bên ngoài có tên là bao xơ.
Bao xơ
Đây là lớp bao bọc bên ngoài nhân keo. Cấu tạo chính của bao xơ là các vòng sợi collagen. Các vòng này rất dẽo, có khả năng đàn hồi cao. Rất nhiều vòng collagen ôm lấy nhau thành nhiều lớp hình elip bao lấy phần nhân keo.
Bên cạnh chức năng bảo vệ nhân keo, bao xơ còn giúp chống lại các lực căng hướng ngang, hoặc các lực vặn xoắn. Chức năng này giúp đảm bảo cho cột sống giữ được đúng trục.
Tấm sụn tận cùng
Nằm giữa mâm sụn thân sống và lớp ngoài của bao xơ là các tấm sụn tận cùng. Những tấm sụn này cấu tạo từ canxi, collagen, nước và các proteolycans.
Tấm sụn này giúp bảo vệ bề mặt của sụn và thân đốt sống khỏi bị nhân nhầy ép vào. Đây cũng là lớp bảo vệ đĩa đệm không bị nhiễm khuẩn.
Thoát vị đĩa đệm là gì?

(Nhân keo thoát khỏi vị trí vốn có của nó, gây chèn ép dây thần kinh, tủy sống gây đau nhức và nhiều hệ lụy tai hại)
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy dịch chuyển (tràn) ra khỏi ranh vốn có của nó do đứt rách bao xơ. Nói cách khác, nhân nhày thoát ra khỏi vị trí của nó và tràn về ra trước hoặc ra sau, hoặc lệch bên và chèn ép vào rễ, dây thần kinh và tủy sống. Và việc chèn ép này là nguyên nhân gây nên cảm giác đau đớn khi chúng ta mắc bệnh thoát vị đĩa đệm.
Hai vị trí thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống cổ và cột sống thắt lưng, cột sống lưng ít gặp. Thoát vị đĩa đệm là nguyên nhân gây nên các chứng đau lưng mạn tính hoặc đau thần kinh tọa (chiếm tỉ lệ 95% do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng), đau vai gáy.
CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Người bị thoát vị đĩa đệm phải chịu nhiều cơn đau ở hệ thống cột sống. Ban đầu chúng chỉ xuất hiện ở mức độ nhẹ nên người bệnh thường chủ quan, nhưng càng về sau cơn đau càng tăng lên dữ dội dẫn đến mệt mỏi, tâm lý chán chường, hạn chế vận động, ảnh hưởng năng suất làm việc.
Tuỳ từng vị trí thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ có những triệu chứng đặc trưng khác nhau.
Phổ biến nhất hiện nay là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
– Đau vùng thắt lưng đột ngột dữ dội hoặc âm ỉ liên tục, đau buốt từng cơn.
– Cơn đau biến mất khi người bệnh nghỉ ngơi. Tuy nhiên, khi ho, hắt hơi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh, cơn đau sẽ càng tăng.
– Đau dọc vùng mông, mặt trước và mặt sau đùi, có cảm giác tê bì phần mu bàn chân.
– Hạn chế cử động, mất khả năng ưỡn lưng hoặc cúi xuống thấp.
– Có tư thế ngay lưng hoặc vẹo về một bên để chống đau. Trường hợp đau nặng, người bệnh phải nằm bất động một bên khi ngủ cho đỡ đau.
– Lâu dần, người bệnh không thể tự chủ tiểu tiện, đại tiện, teo cơ, thậm chí bại liệt.
Triệu chứng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
– Đau dọc vùng gáy.
– Đau lan rộng từ bả vai đến tay, tê dọc cánh tay và bàn tay.
– Cường độ cơn đau không đồng nhất, diễn ra liên tục hoặc ngắt quãng, đau tăng khi nghiêng cổ, cúi đầu, ngước lên hoặc ho, hắt hơi.
– Mất cảm giác, giảm cơ lực tay, ảnh hưởng các hoạt động bình thường như cầm, nắm, vác, xách, mặc quần áo.
– Thời gian dài, người bệnh có thể bị tê liệt vùng cổ và các chi.
NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM

(Thoát vị đĩa đệm có thể ở 2 dạng: đã tràn nhân nhầy hoặc chưa tràn nhân nhày. Và dạng nào thì cũng gây đau nhức và ảnh hưởng năng nề đến chức năng vận động)
Thoát vị đĩa đệm là do bao xơ bị tổn thương hoặc rắch làm cho nhân nhầy thoát vị và chèn ép lên dây thần kinh hoạc tủy. Vậy nguyên nhân nào làm cho bao xơ bị rách hoặc tổn thương?
– Chấn thương cột sống do tại nạn: té ngả, va đập…gay áp lực quá lớn lên đĩa đệm, làm tổn thương địa đệm hoặc rách đĩa đệm.
– Nhiều thói quen sinh hoạt lao động: khiêng vác, chạy nhảy, ngồi…không đúng tư thế gây cong vẹo cột sống. Nhân viên văn phòng cũng là đối tượng bị thoát vị đĩa đệm nhiều do phải tập trung tư tưởng, căng cơ cổ, đánh máy nhiều. Đầu và cổ ở tư thế bất động kéo dài, các cơ sau gáy phải liên tục kéo căng…
– Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
– Sự thoái hóa của đĩa đệm khi lớn tuổi: Đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách, nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
– Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.
CÁC BIẾN CHỨNG CỦA THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM
Thoát vị đĩa đệm làm cho dây thần kinh và tủy bị chèn ép, trong khi dây thần kinh và tủy đều liên quan mật thiết đến các bộ phận trên cơ thể. Vì vậy, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra các biến chứng tai hại sau:

(Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, gây các biến chứng trên nhiều vùng cơ thể)
Rối loạn đại tiểu tiện do thoát vị địa đệm
Thoát vị đĩa đệm làm khớp xương lệch khỏi vị trí ban đầu chính điều này đã làm chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng gây rối loạn cơ tròn làm cho bệnh nhân gặp phải tình trạng đại tiểu tiện không thể tự chủ được.
Ảnh hưởng tới thần kinh từ đó tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận.
Có thể nói thoát vị đĩa đệm cột sống liên quan mật thiết tới hệ thống thân kinh dọc cột sống, vì vậy nên khi bị thoát vị đĩa đệm sẽ làm tổn thương dây thần kinh gây đau đớn, quá trình chèn ép cơ học này xuất hiện sau giai đoạn thắt lưng cục bộ cơn đau tăng dần theo thời gian và thường đau khi vận động. Đau xuất hiện không chỉ ở tại vùng bị thoát vị đĩa đệm mà còn đau lan xuống tay chân…
Gây liệt tàn phế
Đối với một số trường hợp bệnh nặng có thể gặp phải những hậu quả vô cùng nghiêm trọng và những biến chứng khá nguy hiểm nhất là tàn phế không thể vận động được. Thường tác hại nghiêm trọng này là do trường hợp thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy cổ nhưng lại không có biện pháp điều trị kịp thời gây nên biết chứng nghiêm trọng này.
Bị teo cơ do thoát vị địa đệm
Tổn thương sau khi bị chèn ép bởi bệnh thoát vi đĩa đệm sẽ làm máu không nuôi cơ khiến một số trường hợp bị teo cơ các chi, làm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, mất sức nên bệnh nhân có thể bị mất khả năng lao động.
Rối loạn cảm giác do thoát vị đĩa đệm
Ở những vùng da tương ứng với vùng rễ dây thần kinh bị tổn thương do bệnh thoát vị đĩa đệm thường có cảm giác nóng lạnh, mất cảm giác tê bì chân tay.
Hội chứng đau khập khễnh cách hồi
Đây là một trong những dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Lúc này người bệnh muốn tiếp tục vận động thì cần nghỉ ngơi một lúc rồi mới tiếp tục đi tiếp được.